Bản chất của cầu nguyện

Ngày đăng: Chu Nhat , 11/12/2022 15:26 .

Cầu nguyện là một phương pháp tâm linh giúp cho con người chúng ta có thể tháo gỡ một phần nào những nỗi khổ niềm đau, những bế tắc và khủng hoảng bị vấp phải trong cuộc sống thường ngày.


Thông qua con đường cầu nguyện, mỗi cá nhân như được tiếp thêm năng lượng để làm cho cuộc sống bản thân lạc quan, yêu đời hơn và cá nhân đó có thêm sức mạnh niềm tin hơn vào cuộc sống, khi biết mình đã có bến đỗ bình yên vào một đấng thần linh nào đó. Có thể xem rằng sự thực tập cầu nguyện là chất liệu không thể thiếu trong đời sống tâm linh mỗi người, đặc biệt hơn nó thường được ứng dụng vào đời sống hành trì của các tín đồ tôn giáo. Trong Đạo Phật, phương pháp cầu nguyện là vai trò không thể thiếu cho bậc xuất gia cũng như tại gia, nó là năng lượng từ trường vô biên giúp cho người hành giả có thể an tâm và yên vui trong đời sống thường nhật. Cầu nguyện trong Phật Giáo được xem là sợi dây vô hình có thiết lập tình thân thương giữa người cầu nguyện và người được hướng đến trên tinh thần từ bi và trí tuệ.

Tuy nhiên câu hỏi người viết muốn nêu ra ở đây là: Cầu nguyện có thực sự là con đường cứu cánh (hướng giải quyết tối ưu) để dứt trừ hay tháo gỡ những nỗi khổ niềm đau, bế tắc, tuyệt vọng như: ghen chồng, giận vợ, khủng hoảng kinh tế, bạo lực gia đình, tình yêu lận đận, tình bạn rạn nứt, cầu về một thế giới xa xôi nào đó sau khi chết...? Câu trả lời ở đây chắc chắn là không, bởi vì cầu nguyện là một phương pháp chữa bệnh tạm thời, nó chỉ giống như một liều thuốc mê để giúp cho bệnh nhân giảm đau tức thời. Ví dụ như khi  ta dùng máy cắt cỏ để tỉa đi những ngọn cỏ dày lưa thưa tạm thời, khu vườn bây giờ chỉ còn là đóa hoa khoe sắc, tuy nhiên những cây cỏ dại kia sẽ bắt đầu đâm chồi nảy nở sau đó một thời gian. Nguyên nhân chính yếu là gốc rễ của cỏ dại vẫn còn ăn sâu dưới lòng đất, trừ khi nào chúng ta đào rễ nó lên, phơi khô rồi đốt nó đi, thì cây cỏ dại sẽ không còn làm mất đi cái vẻ đẹp tự nhiên của khu vườn hoa nữa. Cầu nguyện cũng vậy, phương pháp này chỉ giúp chúng ta xoa dịu những khó chịu, giận hờn đố kị, khủng hoảng trong một thời gian ngắn thôi. Nhưng trên thực tế nó không thể tháo gỡ hoàn toàn trái bom khổ đau trong con người chúng ta được.

 Ngày nay rất nhiều người đến Lễ Phật với mong ước Đức Phật sẽ mang lại nhiều may mắn, tiền tài, nhà cửa hoặc con cái, thực ra đây là một quan niệm không đúng với tinh thần của đạo phật. Việc thờ phượng Đức Phật dưới hình thức một tôn giáo là do người đời sau bày vẽ ra, thậm chí quên mất việc quan trọng chánh yếu là tự nổ lực tu tập, hành đạo, ứng dụng giáo pháp trong đời sống thực tế để giác ngộ và giải thoát.

Nhiều người có quan niệm rằng, cầu nguyện là phương pháp có thể giải trừ hết phiền não, ác nghiệp của họ. Cho nên cứ đến rằm 30, mồng 1 thì người dân đến chùa để làm lễ sám hối thật đông đúc, họ tụng kinh và lạy sám hối với một ước nguyện là xin đức phật hiển linh hãy tha thứ tội lỗi cho con và họ thầm nghĩ rằng hành động bất thiện của mình đã được giải bày. Trên thực tế khi trở về với đời sống gia đình, họ không tiếc những lời cay đắng giành cho chồng con, nói xấu người này người nọ, họ không ngoại trừ dùng những thủ đoạn để vì những lợi nhuận kinh tế cá nhân trước mắt.

Đức Phật dạy rằng;

"Tự mình, điều ác làm,
Tự mình làm nhiễm ô,
Tự mình không làm ác,
Tự mình làm thanh tịnh,
Tịnh, không tịnh, tự mình,
Không ai thanh tịnh ai". (Pháp Cú 165)


Tất cả mọi khổ đau hay hạnh phúc đều do chúng ta tự tao ra và tự nhận lấy kết quả. Người Phật Tử phải biết lấy giáo lý nhân quả để làm hệ quy chiếu mà hướng về, chứ không nhất thiết phải giành thời gian vô ích để cầu này cầu nọ, đừng đợi đến chết mà có thể về tây phương cực lạc, tất cả mỗi hành giả hãy xây dựng cho riêng mình một cõi tây phương tịnh độ ngay tại nhân gian, thay vì đi tìm những thứ xa xôi hão huyền sau khi chết, thì hãy ứng dụng lời phật dạy vào cuộc sống để chuyển hóa những tâm lý bất an, nỗi phiền muộn, khổ đau để đạt được hạnh phúc thiết thực trong tự tánh của mỗi chúng ta.

Hơn nữa, thay vì cầu nguyện một cách thiếu tuệ giác, chúng ta cần phải áp dụng chân lý tứ diệu đế (Cattāri ariyasaccāni) hay còn gọi là tứ thánh đế mà Đức Phật đã giác ngộ với tuệ giác của mình để giải quyết vấn đề một cách sâu sắc và thực tiễn;

   - Thứ nhất là khổ đế (Dukkha sacca): Chúng ta phải ý thức rõ được những bế tắc, khủng hoảng mà chúng ta đang bị gặp phải là gì?

   - Thứ hai là tập đế (Samudaya sacca): Nguyên nhân chính và phụ dẫn đến khổ đau là gì?

   - Thứ ba là diệt đế (Nirodha sacca): Để có một đời sống hạnh phúc an vui, thì phải cần tháo gỡ những nỗi khổ niềm đau đó.

   - Cuối cùng là đạo đế (Magga sacca): con đường đưa đến chấm diệt khổ đau và khủng hoảng thông qua bát chánh đạo (8 con đường dẫn đến hạnh phúc tối hậu). Điều quan trọng ở đây mỗi hành giả chúng ta cần phải có nhìn chánh kiến (hay cái nhìn đúng đắn) và có chánh tư duy (hay cái suy nghĩ sâu sắc) về những hành động mà mình đang làm, phải có ý thức rằng điều đó có đúng với tinh thần từ bi và vô ngã của phật giáo không? Nếu không, phải nhận diện và chuyển hóa hành động đó theo một chiều hướng tích cực và đúng đắn.

Mặt khác, thay vì ta giành thời gian để liên tưởng những thứ không tốt đẹp trong quá khứ và cầu nguyện trước tượng của chư Phật và chư vị Bồ Tát về một tương lai xa vời ngoài tầm tay, thì tốt nhất mỗi người phật từ hãy quán chiếu sự sống trong giây phút hiện tại, mỗi người con phật hãy nỗ lực tinh tấn tu tập để chuyển hóa ác nghiệp (hành động xấu) thành thiện nghiệp (hành động tốt) và thực tập hạnh bố thí, bởi vì bố thí là nhịp cầu thiết lập tình thân thương giữa ta và người trên nền tảng hiểu rõ vô ngã sở hữu để đạt được Hạnh phúc và giá trị thiết thực cho bản thân, gia đình và xã hội.

Cuối cùng người viết muốn nhấn mạnh rằng; cầu nguyện là vấn đề không thể thiếu trong tôn giáo nói chung, trong Đạo Phật nói riêng. Tuy nhiên, trong Đạo Phật cầu nguyện không phải là phương pháp cứu cánh (Phương pháp tối ưu) giải quyết tất cả các phiền não, tuyệt vọng, bế tắc và khủng hoảng do gặp phải trong đời sống hằng ngày. Phương pháp tối ưu nhất là chúng ta phải áp dụng tứ diệu đế; thứ nhất ý thức được khổ đâu, thứ hai phải nhận diện được nguyên nhân, thứ ba là muốn hạnh phúc an vui phải chuyển hóa được khổ đau và cuối cùng là phải đưa ra được con đường chấm diệt khổ đau. Thêm vào đó, hãy giành thời gian sống trong giây phút hiện tại, thay vì đi cầu nguyện những thứ xa vời mà thiếu đi tuệ giác theo tinh thần đạo phật để có thể đạt đươc hạnh phúc đích thực và lợi ích thiết thực cho bản thân, gia đình và xã hội.

 
Thích Châu Viên


Các tin bài, hình ảnh, thư từ muốn đăng lên Website: chuathien.vn xin gửi vào địa chỉ: chuathien2014.@gmail.com
Ý kiến của bạn 0
Hãy sử dụng tiếng Việt có dấu khi viết bài và điền đầy đủ thông tin. Bình luận của bạn sẽ được phản hồi trong thời gian sớm nhất

Thăm dò ý kiến

Lĩnh vực quan tâm chính là gì?
Số lượngTỷ lệ
403( 8 %)
59( 1 %)
24( 0 %)
34( 1 %)
4310( 89 %)
Số người tham gia bình chọn: 4830
Lần bình chọn đầu tiên: Thứ 5 , 18/04/2013 17:12
Lần bình chọn sau cùng: Chu Nhat , 30/03/2025 06:49

Thông báo

Đồng chí Nguyễn Xuân Minh-Phó Bí thư HU, Chủ tịch UBND Huyện thăm và chúc mừng Đại đức Thích Chánh Thuần

Chiều 31/5 Đồng chí Nguyễn Xuân Minh-Phó Bí thư H.U, Chủ tịch UBND Huyện  thăm và chúc mừng Đại đức...
Chi tiết »

CHÙA PHÚC LÂM: THÔNG BÁO ĐĂNG KÍ THAM DỰ KHÓA TU MÙA HÈ NĂM 2023

Quý Phụ huynh có con em trong độ tuổi 13-22 có thể tải đơn đăng kí tham dự khóa tu mùa hè năm 2023...
Chi tiết »

Lễ động thổ khởi công xây dựng đền Trần tại chùa Phúc Lâm - Thường Tín - Hà Nội

LỄ KHỞI CÔNG ĐÀO MÓNG ĐỀN TRẦN TẠI CHÙA PHÚC LÂM THÔN CAO XÁ, DŨNG TIẾN, THƯỜNG TÍN,...
Chi tiết »

NGHI LỄ TRUYỀN THỤ DẢI MẠN Y CỦA ĐẠO TRÀNG CẤP CÔ ĐỘC CHO CÁC PHẬT TỬ TRONG ĐẠO TRÀNG TẠI CHÙA PHÚC LÂM

Sáng ngày 16/4/2023 (26 tháng 2 nhuận năm Quý Mão) tại chùa Phúc Lâm, thôn Cao Xá,...
Chi tiết »

Video

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Lễ Phật đản năm 2023

Sáng 2/6, tức ngày 15/4 âm lịch, tại chùa Quán Sứ, Hà Nội, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính...
Chi tiết »

BTS PHẬT GIÁO HUYỆN THƯỜNG TÍN KÍNH MỪNG PHẬT ĐẢN PL.2567

Sáng ngày 25 tháng 5 năm 2023 nhằm ngày 7/4 năm Quý Mão.Ban trị sư GHPGVN huyện Thường Tín đã...
Chi tiết »

Chùa treo 1.500 tuổi ở Trung Quốc

Chùa treo hay tu viện Huyền Không được xây dựng trên vách núi Hằng Sơn, huyện Hồn Nguyên, tỉnh Sơn...
Chi tiết »

Đại đức Thích Chánh Thuần - Làm sao để đón tết an lành

Tết cổ truyền Quý Mão đã về trên khắp mọi miền tổ quốc, không khí đón xuân rạo rức muôn...
Chi tiết »

Video: Lễ đúc chuông đại hồng chung chùa Phúc Lâm

Sáng ngày 19/3/2017, chùa Phúc Lâm thôn Cao Xá, xã Dũng Tiến, huyện Thường Tín,...
Chi tiết »

Tin tức mới

Khóa tu mùa hè - Hành trang tuổi trẻ

Những năm trở lại đây, đến chùa tu học dịp hè đã trở thành xu hướng, là lựa chọn tin cậy của những bậc phụ...
Chi tiết »

Lòng tham không hoàn toàn là xấu

Tài , Sắc , Danh , Thực, Thuỵ  những ham muốn phổ biến của mỗi con người, nó cũng chính là đối tượng của lòng...
Chi tiết »

ĐỊA CHÍ HUYỆN THƯỜNG TÍN

Xin giới thiệu ĐỊA CHÍ HUYỆN THƯỜNG TÍN  Do Sở Văn hoá Thể thao và Thư viên TP Hà Nội ấn hành năm...
Chi tiết »

Văn Từ Thượng Phúc - nơi tôn vinh các bậc hiền tài, khoa bảng

Những ngày này, nhiều học sinh trên địa bàn huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội và các...
Chi tiết »

Thăm dò ý kiến

Lĩnh vực quan tâm chính là gì?




Thống kê truy cập

00000004

Hôm nay: 502

Hôm qua: 149

Tháng này: 651

Tháng trước: 7761

Tất cả: 4688910


Đang online: 51
IP: 3.15.190.254
Mozilla 0.0