Xưng hô và ứng xử thế nào đối với người thân đã xuất gia?

Ngày đăng: Chu Nhat , 11/12/2022 15:23 .

Người xuất gia khi tự xưng với các thành viên trong gia đình nội ngoại nên xưng pháp hiệu. Nếu là người xuất gia trẻ thì cũng có thể phương tiện tự xưng là “con” hoặc “cháu” đối với ông bà cha mẹ cùng các bậc cao niên.

Hỏi: Tôi có một người cháu gái xuất gia, hiện đã thọ giới Sa-di-ni. Thỉnh thoảng cô về thăm nhà vẫn “được” cha mẹ gọi tên tục như trước và sai bảo các việc linh tinh như lúc còn ở nhà. Tôi không rành về luật nghi trong đạo nhưng cảm thấy có gì đó… không ổn. Kính hỏi quý Báo, những người trong gia đình nên xưng hô và ứng xử thế nào đối với người thân đã xuất gia cho đúng đạo?

Trả lời:

Xưng hô và ứng xử với người thân đã xuất gia là chuyện tế nhị, tùy thuộc vào sự hiểu đạo của các thành viên trong gia đình và chính cá nhân của mỗi vị xuất gia. Việc xưng hô và ứng xử của người xuất gia dù giới luật nhà Phật có quy định rạch ròi nhưng thực tế thì chư vị luôn uyển chuyển, linh động trong tinh thần phương tiện, tùy duyên.

Trước hết, người xuất gia tuy đã phát nguyện lìa trần, giã từ đời sống thế tục, dấn thân phụng đạo, cầu giải thoát nhưng đối với gia đình thì vẫn mang tâm thương kính trọn vẹn, bởi thâm ân sanh thành dưỡng dục của ông bà cha mẹ thật khó đáp đền. Cho nên, dù bận rộn công việc tu học và Phật sự nhưng nếu tranh thủ được thời gian ngắn ngủi trở về với gia đình, thăm viếng cha mẹ và họ hàng, khuyến tấn mọi người hướng thiện là điều rất quý hóa.

Ảnh minh họa.

Một người xuất gia am tường và tuân thủ giới luật thì dẫu đi đâu cũng phải giữ vững phong thái, oai nghi của người xuất gia. Về phía gia đình cũng vậy, tuy người xuất gia vốn là con cháu anh em của mình nhưng vì kính Phật và trọng Tăng nên cũng phải tôn trọng, không xem như các thành viên khác.

 

Theo tinh thần giới luật, trước lúc phát nguyện tiếp nhận Thánh giới (10 giới Sa-di hoặc Sa-di-ni), người xuất gia hướng về phương Bắc, chí thành lễ tạ bốn ân (ân cha mẹ, ân sư trưởng, ân quốc gia và ân thí chủ), sau đó hướng về Tam bảo thọ nhận giới pháp xuất thế, mang dòng họ Thích (với pháp hiệu riêng) và quy mạng trọn đời.

Vì thế, khi người xuất gia về thăm nhà, những gia đình hiểu đạo không nên gọi tên đời (dù tên ấy rất gần gũi và thân thương) mà phải gọi tên đạo. Mặt khác, cũng không nên gọi người xuất gia theo trật tự, vai vế trong gia đình và dòng tộc như con cháu chú bác cô dì v.v… mà hay nhất là nên gọi chung bằng “cô”, “thầy” hoặc “chú” với pháp hiệu (tên thường gọi trong chùa).

Về phương diện tự xưng thì các thành viên trong gia đình có thể xưng đúng với vai vế của mình đối với những người xuất gia trẻ. Riêng đối với chư vị xuất gia đã thâm niên trưởng thượng ở trong đạo thì trừ cha mẹ ra (cha mẹ nếu còn thì cũng đã lão niên), những thành viên khác trong gia đình nên tự xưng mình bằng “con” để đối xưng với “thầy” hoặc “cô” hay trịnh trọng hơn là Hòa thượng, Thượng tọa, Ni trưởng, Ni sư...

Người xuất gia khi tự xưng với các thành viên trong gia đình nội ngoại nên xưng pháp hiệu, và đối xưng thì có thể tùy theo vai vế của họ đối với mình mà gọi. Nếu là người xuất gia trẻ thì cũng có thể phương tiện tự xưng mình là “con” hoặc “cháu” đối với ông bà cha mẹ cùng các bậc bô lão, cao niên. Bởi lẽ, “phép vua thua lệ làng” hay “làm thầy xứ ta, làm ma xứ mình” nên nếu không vận dụng tinh thần tùy duyên, uyển chuyển trong xưng hô cho phù hợp cũng sẽ dẫn đến những dị nghị hoặc phê phán không đáng có. Trong trường hợp gặp các bậc phụ lão là những Phật tử thuần thành, cung kính Tam bảo nên tự xưng “con” khi trò chuyện thì người xuất gia, nhất là người xuất gia trẻ nên cẩn trọng, hết sức khiêm cung với các “cụ”. Ngược lại, có một số vị xuất gia mà gia đình, dòng tộc và xóm làng không biết đạo nên vẫn xưng hô và ứng xử bình thường như các thành viên khác trong gia đình. Trong trường hợp này, người xuất gia phải phương tiện tùy duyên xưng hô và ứng xử sao cho hài hòa, tốt đạo đẹp đời.

Trong thời gian về thăm nhà, người xuất gia vẫn có thể làm một số việc linh tinh trong giới hạn của mình để thể hiện tình cảm, sự hòa đồng với gia đình. Nhưng đó chỉ là việc thứ yếu, điều chính yếu là vận dụng những điều hay, ý đẹp mà mình đã học tập được trong giáo pháp để chia sẻ với các thành viên trong gia đình nhằm giúp họ hiểu đạo, làm lành tránh dữ, hàn gắn những bất hòa đồng thời thực tập sống đạo để đạt được hòa hiếu an vui.


Các tin bài, hình ảnh, thư từ muốn đăng lên Website: chuathien.vn xin gửi vào địa chỉ: chuathien2014.@gmail.com
Ý kiến của bạn 0
Hãy sử dụng tiếng Việt có dấu khi viết bài và điền đầy đủ thông tin. Bình luận của bạn sẽ được phản hồi trong thời gian sớm nhất

Thăm dò ý kiến

Lĩnh vực quan tâm chính là gì?
Số lượngTỷ lệ
403( 8 %)
59( 1 %)
24( 0 %)
34( 1 %)
4310( 89 %)
Số người tham gia bình chọn: 4830
Lần bình chọn đầu tiên: Thứ 5 , 18/04/2013 17:12
Lần bình chọn sau cùng: Chu Nhat , 30/03/2025 06:49

Thông báo

Đồng chí Nguyễn Xuân Minh-Phó Bí thư HU, Chủ tịch UBND Huyện thăm và chúc mừng Đại đức Thích Chánh Thuần

Chiều 31/5 Đồng chí Nguyễn Xuân Minh-Phó Bí thư H.U, Chủ tịch UBND Huyện  thăm và chúc mừng Đại đức...
Chi tiết »

CHÙA PHÚC LÂM: THÔNG BÁO ĐĂNG KÍ THAM DỰ KHÓA TU MÙA HÈ NĂM 2023

Quý Phụ huynh có con em trong độ tuổi 13-22 có thể tải đơn đăng kí tham dự khóa tu mùa hè năm 2023...
Chi tiết »

Lễ động thổ khởi công xây dựng đền Trần tại chùa Phúc Lâm - Thường Tín - Hà Nội

LỄ KHỞI CÔNG ĐÀO MÓNG ĐỀN TRẦN TẠI CHÙA PHÚC LÂM THÔN CAO XÁ, DŨNG TIẾN, THƯỜNG TÍN,...
Chi tiết »

NGHI LỄ TRUYỀN THỤ DẢI MẠN Y CỦA ĐẠO TRÀNG CẤP CÔ ĐỘC CHO CÁC PHẬT TỬ TRONG ĐẠO TRÀNG TẠI CHÙA PHÚC LÂM

Sáng ngày 16/4/2023 (26 tháng 2 nhuận năm Quý Mão) tại chùa Phúc Lâm, thôn Cao Xá,...
Chi tiết »

Video

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Lễ Phật đản năm 2023

Sáng 2/6, tức ngày 15/4 âm lịch, tại chùa Quán Sứ, Hà Nội, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính...
Chi tiết »

BTS PHẬT GIÁO HUYỆN THƯỜNG TÍN KÍNH MỪNG PHẬT ĐẢN PL.2567

Sáng ngày 25 tháng 5 năm 2023 nhằm ngày 7/4 năm Quý Mão.Ban trị sư GHPGVN huyện Thường Tín đã...
Chi tiết »

Chùa treo 1.500 tuổi ở Trung Quốc

Chùa treo hay tu viện Huyền Không được xây dựng trên vách núi Hằng Sơn, huyện Hồn Nguyên, tỉnh Sơn...
Chi tiết »

Đại đức Thích Chánh Thuần - Làm sao để đón tết an lành

Tết cổ truyền Quý Mão đã về trên khắp mọi miền tổ quốc, không khí đón xuân rạo rức muôn...
Chi tiết »

Video: Lễ đúc chuông đại hồng chung chùa Phúc Lâm

Sáng ngày 19/3/2017, chùa Phúc Lâm thôn Cao Xá, xã Dũng Tiến, huyện Thường Tín,...
Chi tiết »

Tin tức mới

Khóa tu mùa hè - Hành trang tuổi trẻ

Những năm trở lại đây, đến chùa tu học dịp hè đã trở thành xu hướng, là lựa chọn tin cậy của những bậc phụ...
Chi tiết »

Lòng tham không hoàn toàn là xấu

Tài , Sắc , Danh , Thực, Thuỵ  những ham muốn phổ biến của mỗi con người, nó cũng chính là đối tượng của lòng...
Chi tiết »

ĐỊA CHÍ HUYỆN THƯỜNG TÍN

Xin giới thiệu ĐỊA CHÍ HUYỆN THƯỜNG TÍN  Do Sở Văn hoá Thể thao và Thư viên TP Hà Nội ấn hành năm...
Chi tiết »

Văn Từ Thượng Phúc - nơi tôn vinh các bậc hiền tài, khoa bảng

Những ngày này, nhiều học sinh trên địa bàn huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội và các...
Chi tiết »

Thăm dò ý kiến

Lĩnh vực quan tâm chính là gì?




Thống kê truy cập

00000004

Hôm nay: 510

Hôm qua: 149

Tháng này: 659

Tháng trước: 7761

Tất cả: 4688918


Đang online: 53
IP: 3.133.127.132
Mozilla 0.0