Thiền đơn giản là soi sáng lại chính mình

Ngày đăng: Thứ 4 , 02/03/2022 11:32 .
Trong buổi chia sẻ nọ, tôi hỏi mọi người: "Các bạn thiền để làm gì? Phải biết thiền để làm gì thì các bạn mới thiền đúng không? Người ta làm việc gì đều có căn nguyên của nó, tức nhân của nó đúng thế không?" Tựu chung lại, những người trả lời đều cho rằng thiền là để gác lại những bừa bộn hỗn tạp của tâm trí, để thảnh thơi khỏi những tất bật hàng ngày, để an lạc, để thoát khỏi phiền não,... Tức dụng ý thiền của họ đều có mục đích là để đạt một trạng thái nào đó thỏa mãn và làm vừa lòng họ. Để họ có chút an ổn giữa kiếp phù sinh đầy nhọc nhằn và đầy gánh nặng.
 
Tôi bật cười bảo họ: "Vậy thì hôm nay, tôi có lẽ không thể thỏa mãn các bạn được! Vì những gì tôi sắp chia sẻ đây là để các bạn không dụng tâm đạt bất cứ một điều gì, mà tự do khỏi những tham cầu mong muốn bên trong, vì chúng là tác nhân của đau khổ! Con người luôn vô thức mong muốn giải thoát (giải thoát khỏi khổ não) nhưng lại bỏ qua bước giác ngộ. Họ không hiểu rằng để có giải thoát tột cùng thì họ phải ngộ sự thật trước đã. Hay nói một cách ngắn gọn, giải thoát chỉ đơn giản là hệ quả của việc thấy ra sự thật mà thôi."
 
Gần như tất cả con người khi đến với thiền, chưa từng thiền nhưng có biết đến từ "thiền" đều cho rằng thiền là để giúp họ an lạc và hạnh phúc. Vì thế, họ luôn vô thức hay có ý chọn lựa thiền định như một loại phương pháp thông thường. Nhưng với thiền định, người ta chỉ có thể thỏa mãn trạng thái an khi họ hành thiền, nhưng khi dứt ra khỏi thiền định, họ lại rơi vào sự lo toan vướng bận của cuộc sống thường nhật. Họ hoàn toàn lúng lúng trước những phiền não đa dạng này. Và vì tham muốn cái trạng thái an có được khi thiền định, mà họ cứ muốn ngồi xuống thiền định nhiều hơn nữa. Nhưng họ không hiểu nguyên lý của thiền định là ép tâm, tức là ép cho những tập khí tham, sân, si đi xuống tận đáy, để tạo ra sự an lạc bề mặt. Và họ lại không hiểu ra một nguyên lý khác rằng những tập khí bị đẩy càng sâu, thì chúng càng giãy dụa, càng lì lợm và vi tế hơn. Khi những cá nhân thực hành thiền định đi vào cuộc sống thường nhật, họ sẽ dễ dính mắc vào tâm sân vì họ không hài lòng với tất cả mọi việc khiến họ phiền não, khiến họ lo toan. Vì họ bị nghiện cái trạng thái an lạc có được lúc thiền định nên họ không muốn đánh mất nó. Và cũng vì nghiện trạng thái an này, tâm tham của họ thêm sâu dày. Họ càng thích thiền định nhiều hơn, họ rơi vào hôn trầm thụy miên, thụ động và trốn tránh trong cuộc sống. 
 
Là một người từng thiền định, tôi biết ưu điểm của nó là giúp người đang vọng động và quá phiền não có được trạng thái an nhất định, nhưng nếu ưa thích dính mắc, thì những người này đang chỉ tự tạo ra luân hồi sinh tử cho mình. Những người theo đuổi thiền định thường mắc vào "tưởng" rất mạnh, khiến họ có thể thấy ánh sáng, các cõi khác,... thứ khiến họ lầm tưởng rằng họ chứng đắc cao. Nhưng thật ra, đây chỉ là vì định mạnh nên tạo ra tưởng mạnh mà thôi. 
 
Tôi tiếp tục: "Các bạn biết bản chất của cuộc sống là vô thường, tức là sự biến đổi liên tục của vạn vật. Trong thiền định, các bạn không thể thấy ra vô thường, vì các bạn chỉ định một chỗ, các bạn như một kẻ ngủ một giấc thật ngon và sâu trong khi không biết mọi thứ đang biến chuyển sinh diệt liên tục như thế nào. Trong thiền định, các bạn cũng chẳng thể thấy ra nguyên do các bạn đau khổ, vì các bạn chỉ đang đắm chìm trong dòng chảy an lạc do các bạn tưởng ra. Và trong thiền định, các bạn cũng không thể thấy ra vô ngã, vì các bạn thường đồng hóa mình vào trạng thái an lạc tuyệt vời này, và khi đánh mất nó, các bạn lại không bằng lòng, các bạn lại tham lam muốn thiền định thêm nữa. Như vậy, thiền định là tác nhân của luân hồi sinh tử. Nó không thể giúp cho sự giác ngộ giải thoát được. Điều này Đức Phật cũng đã nhận ra, để rồi loại bỏ nó."
 
Nhưng con người lại thích làm cái gì mà cho kết quả ngay. Vì thế, họ luôn chọn thiền định như một cứu cánh, và lý tưởng điều đó sẽ mang đến cho họ hạnh phúc vững bền. Nhưng họ không hiểu thêm một điều rằng, trạng thái luôn vô thường, luôn biến đổi, họ làm sao mà giữ được những gì mà bản chất của nó là biến đổi? Con người dần rời xa việc thấy ra sự thật, điều mà thiền vipassana mang lại, và cũng là pháp tu đưa Đức Phật giác ngộ giải thoát. 
 
Tôi lại tiếp tục: "Các bạn biết vipassana nghĩa là gì không? Nó có nghĩa là soi sáng. Như vậy, thiền chỉ đơn giản là soi sáng lại chính mình, để những tập khí tham, sân, si không có cơ hội thao túng chúng ta, tác nhân làm cho chúng ta đau khổ. Vipassana đơn giản là thấy ra mọi thứ như nó là. Tánh thấy này giúp ta thấy ra sự thật về khổ, vô thường, vô ngã - điều giúp ta tự do khỏi khổ. An lạc và chân hạnh phúc chỉ đơn thuần là quả mà người ta gặt được khi thấy ra sự thật, chứ không phải là mục đích của thiền vipassana. Nhưng tại sao bây giờ con người không thể sống thiền vipassana? Vì vọng tưởng tham, sân và si của họ quá sâu dày! Chúng được huân tập trong vô lượng kiếp, bất cứ khi nào chúng ta soi sáng lại chính mình, tập khí tham, sân, si lại trỗi dậy nhiều hơn để cho ta thấy, và điều đó khiến cho bản ngã không hề thích thú. Bản ngã không muốn bị thấy ra sai lầm, và nó không thể kiên nhẫn để cho tánh biết soi sáng. Nhiều người đã đánh mất lòng kiên nhẫn của mình trong loại thiền này. Và họ lại tiếp tục bị lôi cuốn bởi sự kích thích của những tập khí bên trong. Họ lại tiếp tục tìm cầu những gì có thể cho họ kết quả an lạc mau chóng."
 
Nhiều người tưởng rằng họ có thể dễ dàng giác ngộ sau một thời gian hành thiền miên mật, sau một giai đoạn tu tập nghiêm túc, nhưng đó là vì họ không hiểu bản chất của bản ngã hay tập khí chồng chất bên trong họ. Họ hiểu thiền theo hướng, càng ngày càng an lạc, càng ngày càng thấy ít sai lầm, nhưng nguyên lý của thiền vipassana là càng thấy ra sai lầm càng nhiều càng tốt. Tại sao vậy? Vì càng soi sáng, tánh biết càng phát huy để thấy ra càng nhiều tập khí, càng thấy ra sự lừa đảo tinh vi của bản ngã. Và một khi họ kết luận điều gì ở mình, họ đã rơi vào bản ngã vi tế vì sự thật không bao giờ có thể kết luận. Họ không nhìn ra được rằng sự thật luôn biến đổi, luôn mới mẻ, luôn sáng tạo. Có thể hiểu tập khí là những đám mây đa tầng sâu dày do được tạo tác qua vô lượng kiếp, nếu dùng tánh thấy soi sáng, bạn càng lúc càng thấy mây. Tánh thấy càng sâu, sự soi sáng càng rộng, cho đến khi sự soi sáng này là khắp muôn nơi, và lúc này tự những đám mây không còn nữa. Vì rốt cuộc, đám mây là sự tự huyễn tưởng mà thôi, còn tánh thấy soi sáng là vô lượng. Như Đức Phật từng nói, chân tâm là chói sáng vô lượng vậy. 
 
Nhưng chỉ một khoảnh khắc bạn chểnh mảng, không soi sáng chính mình, thì ngay ấy đã là luân hồi sinh tử. Vì khi không soi sáng, bạn có nhận ra rằng, bạn lại bị rơi vào lập trình vô thức, lại để cho cái ngã có dịp xổ ra bên ngoài. Bạn có nhận ra con hổ háu đói ấy luôn nhe hàm răng và móng vuốt sẵn để chực chờ con mồi tham, sân, si? 
 
Cuộc sống càng trọng vật chất, càng trọng cái bề ngoài, càng trọng hướng ngoại, tập khí của con người càng chồng chất. Sự lừa đảo của bản ngã càng tinh vi. Vậy thì có mấy ai mà nhìn ra được sự thật khi mà họ bị lôi cuốn quá mạnh vào thế gian? Họ luôn có thể lý luận cho những lựa chọn của mình, và họ dần tự tạo ra những "sự thật" theo cách riêng của bản thân. Nhưng rốt cuộc, chân lý rốt ráo ngàn đời vẫn vậy, và một kẻ sống thiền chân thật có thể thấy ra ngay trong chính thái độ sống vững vàng của họ. Chứ không phải là qua trạng thái an lạc đạt được, nhưng trong đối nhân xử thế, họ vẫn nặng tham, sân, si dù là vi tế. 
 

Các tin bài, hình ảnh, thư từ muốn đăng lên Website: chuathien.vn xin gửi vào địa chỉ: chuathien2014.@gmail.com
Ý kiến của bạn 0
Hãy sử dụng tiếng Việt có dấu khi viết bài và điền đầy đủ thông tin. Bình luận của bạn sẽ được phản hồi trong thời gian sớm nhất

Thăm dò ý kiến

Lĩnh vực quan tâm chính là gì?
Số lượngTỷ lệ
403( 8 %)
59( 1 %)
24( 0 %)
34( 1 %)
4310( 89 %)
Số người tham gia bình chọn: 4830
Lần bình chọn đầu tiên: Thứ 5 , 18/04/2013 17:12
Lần bình chọn sau cùng: Chu Nhat , 30/03/2025 06:49

Thông báo

Đồng chí Nguyễn Xuân Minh-Phó Bí thư HU, Chủ tịch UBND Huyện thăm và chúc mừng Đại đức Thích Chánh Thuần

Chiều 31/5 Đồng chí Nguyễn Xuân Minh-Phó Bí thư H.U, Chủ tịch UBND Huyện  thăm và chúc mừng Đại đức...
Chi tiết »

CHÙA PHÚC LÂM: THÔNG BÁO ĐĂNG KÍ THAM DỰ KHÓA TU MÙA HÈ NĂM 2023

Quý Phụ huynh có con em trong độ tuổi 13-22 có thể tải đơn đăng kí tham dự khóa tu mùa hè năm 2023...
Chi tiết »

Lễ động thổ khởi công xây dựng đền Trần tại chùa Phúc Lâm - Thường Tín - Hà Nội

LỄ KHỞI CÔNG ĐÀO MÓNG ĐỀN TRẦN TẠI CHÙA PHÚC LÂM THÔN CAO XÁ, DŨNG TIẾN, THƯỜNG TÍN,...
Chi tiết »

NGHI LỄ TRUYỀN THỤ DẢI MẠN Y CỦA ĐẠO TRÀNG CẤP CÔ ĐỘC CHO CÁC PHẬT TỬ TRONG ĐẠO TRÀNG TẠI CHÙA PHÚC LÂM

Sáng ngày 16/4/2023 (26 tháng 2 nhuận năm Quý Mão) tại chùa Phúc Lâm, thôn Cao Xá,...
Chi tiết »

Video

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Lễ Phật đản năm 2023

Sáng 2/6, tức ngày 15/4 âm lịch, tại chùa Quán Sứ, Hà Nội, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính...
Chi tiết »

BTS PHẬT GIÁO HUYỆN THƯỜNG TÍN KÍNH MỪNG PHẬT ĐẢN PL.2567

Sáng ngày 25 tháng 5 năm 2023 nhằm ngày 7/4 năm Quý Mão.Ban trị sư GHPGVN huyện Thường Tín đã...
Chi tiết »

Chùa treo 1.500 tuổi ở Trung Quốc

Chùa treo hay tu viện Huyền Không được xây dựng trên vách núi Hằng Sơn, huyện Hồn Nguyên, tỉnh Sơn...
Chi tiết »

Đại đức Thích Chánh Thuần - Làm sao để đón tết an lành

Tết cổ truyền Quý Mão đã về trên khắp mọi miền tổ quốc, không khí đón xuân rạo rức muôn...
Chi tiết »

Video: Lễ đúc chuông đại hồng chung chùa Phúc Lâm

Sáng ngày 19/3/2017, chùa Phúc Lâm thôn Cao Xá, xã Dũng Tiến, huyện Thường Tín,...
Chi tiết »

Tin tức mới

Khóa tu mùa hè - Hành trang tuổi trẻ

Những năm trở lại đây, đến chùa tu học dịp hè đã trở thành xu hướng, là lựa chọn tin cậy của những bậc phụ...
Chi tiết »

Lòng tham không hoàn toàn là xấu

Tài , Sắc , Danh , Thực, Thuỵ  những ham muốn phổ biến của mỗi con người, nó cũng chính là đối tượng của lòng...
Chi tiết »

ĐỊA CHÍ HUYỆN THƯỜNG TÍN

Xin giới thiệu ĐỊA CHÍ HUYỆN THƯỜNG TÍN  Do Sở Văn hoá Thể thao và Thư viên TP Hà Nội ấn hành năm...
Chi tiết »

Văn Từ Thượng Phúc - nơi tôn vinh các bậc hiền tài, khoa bảng

Những ngày này, nhiều học sinh trên địa bàn huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội và các...
Chi tiết »

Thăm dò ý kiến

Lĩnh vực quan tâm chính là gì?




Thống kê truy cập

00000004

Hôm nay: 482

Hôm qua: 149

Tháng này: 631

Tháng trước: 7761

Tất cả: 4688890


Đang online: 54
IP: 3.19.237.16
Mozilla 0.0