Asoka - Từ tàn bạo tới thành đạo

Ngày đăng: Thứ 6 , 27/01/2023 18:04 .

Ngày nay, hầu hết người Ấn Độ đều là tín độ đạo Hindu, dù vậy, Phật giáo đã từng trở thành quốc giáo tại quê hương mình sau khi Đức Phật nhập diệt hai hơn thế kỷ. Đó chính là thời kỳ trị vì của đại đế Asoka, một trong những ông vua kiệt xuất trong lịch sử Ấn Độ.

Lúc bấy giờ, chính pháp của Đức Phật được truyền bá rộng rãi khắp đất nước Khổng Tước, thậm chí còn vươn xa đến các quốc gia lân cận. Vua Asoka cai trị vương triều Maurya từ năm 273 đến năm 232 trước công nguyên, đất nước Khổng Tước khi ấy bao gồm một phần Nam Á rộng lớn từ Afghanistan cho đến Bengal hiện nay. Chính vì sự chinh phạt nhiệt liệt và thành công này, vua Asoka còn được mệnh danh là bạo đế. Vậy rốt cuộc điều gì đã thôi thúc vị hoàng đế máu lạnh này biến thành một bản thân khác hẳn và xiển dương đạo pháp của Sakyamuni? 

Trước khi trở thành Phật tử, đại đế Asoka đã điều hành nhà nước của mình theo đường lối hết sức khắc nghiệt và thô bạo. Các khung hình phạt mà ông đặt ra được mô tả lại trong sử sách không khác gì địa ngục, những tội nhận luôn bị hành hình theo cách tàn nhẫn. Người đứng đầu vương quốc Khổng Tước thậm chí còn đặt cho nhà giam của mình cái tên “địa ngục trần gian”. 

Truyền thuyết kể rằng, có một lần sau khi kết thúc cuộc chinh chiến, vua Asoka cưỡi ngựa dạo quanh phía đông thành phố. Như sự an bài của nhân duyên, vị vua nổi tiếng hiếu chiến lại chứng kiến tàn cuộc thê lương, xác người la liệt, nhà cửa chạy rụi thành tro. Tất thảy hình ảnh hoang tàn đó, đều là hệ luỵ kéo theo sau vó ngựa chồng chéo của Asoka. 

Ảnh minh hoạ.

Và rồi Asoka không chỉ buông bỏ vũ khí, quy y làm Phật tử, mà còn là vị hoàng đế đầu tiên trong lịch sử Ấn Độ chủ trương hoà bình triệt để. Nhờ học hỏi theo con đường thức tỉnh của Đức Thế Tôn, Asoka đã đưa triều đại Maurya lên bậc phồn vinh, thái bình thịnh trị. 

Triết lý của Đức Phật sau hơn hai trăm năm Ngài nhập diệt đã trở thành quốc giáo của nước Khổng Tước. Giai đoạn chinh phạt chính thức chấm dứt, đường lối thông thương với ngoại bang cũng ảnh hưởng bởi Phật giáo. Khả quan hơn, vua Asoka điều hành cả vương quốc khổng lồ mà không cần đàn áp, dân lành không bị hà hiếp, càng không dùng vũ lực. Thay vào đó, các đạo luật cực đoan được bãi bỏ, nhà vua trở thành tấm gương tu học Phật pháp và lấy đức hạnh làm trọng. 

Hai người con song sinh của Asoka là Mahindra và Sanghamitta cũng đã xuất gia, góp không ít sức lực trong công cuộc truyền bá Phật giáo đến Tích Lan (Sri Lanka ngày nay). Trong chuyến đi của mình, họ đang mang một nhánh của cội Bồ Đề tại Bodhgaya sang trồng tại kinh đô Tích Lan thời điểm đó. Người dân Sri Lanka ngày nay còn tận mắt chứng kiến nhánh Bồ Đề đó sinh sôi thành cây lớn, dù đã hơn 2300 năm sau. 

 

Các công trình khảo cổ đã khai quật được di chỉ bia ký, hay còn gọi là trụ đá mà vua Asoka cho dựng lên để nhiều người lĩnh hội chân lý của Như Lai. Từ đó, hậu thế khẳng định dấu ấn thời kỳ Phật giáo huy hoàng, chói lọi như tâm huyết của đại đế Asoka còn chính xác và chân thực hơn các thư tịch về sự kiện lịch sử. 

Hoàng đế Asoka định nghĩa rõ ràng về từ “dharma” (pháp): “Không có nguyên nhân nào làm phát sinh ra tội lỗi khi tràn đầy những hành vi đạo hạnh, lòng thương cảm, bố thí, tính trung thực, sự tinh khiết.” Ngoài ra, còn có rất nhiều các chỉ dụ khác hàm chứa nguyên tắc đạo đức xã hội, có nghĩa tương đồng với kinh cú, nhằm nhắc nhở các giới luật mà tín đồ Phật giáo phải giữ gìn. 

Từ hành trình tự giải thoát của vua Asoka, tôi thấu cảm được nội tâm đang dần sáng suốt của chính mình sau thời gian dài tiếp cận triết lý của Đức Phật. Hệt như vị hoàng đế vĩ đại đi từ bản tính bạo quân đến người Phật tử nhân hậu, việc tụng niệm những dòng kinh văn từ bi nhất đã phần nào cải biến được bản thân để thoát ly khỏi cái tôi thực dụng, lãnh cảm. Tinh thần phụng sự của vua Asoka khiến vãn bối như tôi cực kỳ khâm phục, cũng là tấm gương sáng phải phấn đấu noi theo. Còn xa diệu vợi mới nói được đến sự giác ngộ cao cả, nhưng trước hết tôi học được thái độ sống tích cực, tương trợ giữa người với người và lối đối nhân xử thế tinh tế hơn. 

Giống như quá trình kiên trì chuyển hoá chính mình của đại đế Asoka, đạo Phật trong trái tim tôi bền bỉ và rực rỡ hơn cả những tia sáng. 



Các tin bài, hình ảnh, thư từ muốn đăng lên Website: chuathien.vn xin gửi vào địa chỉ: chuathien2014.@gmail.com
Ý kiến của bạn 0
Hãy sử dụng tiếng Việt có dấu khi viết bài và điền đầy đủ thông tin. Bình luận của bạn sẽ được phản hồi trong thời gian sớm nhất

Thăm dò ý kiến

Lĩnh vực quan tâm chính là gì?
Số lượngTỷ lệ
403( 8 %)
59( 1 %)
24( 0 %)
34( 1 %)
4310( 89 %)
Số người tham gia bình chọn: 4830
Lần bình chọn đầu tiên: Thứ 5 , 18/04/2013 17:12
Lần bình chọn sau cùng: Chu Nhat , 30/03/2025 06:49

Thông báo

Đồng chí Nguyễn Xuân Minh-Phó Bí thư HU, Chủ tịch UBND Huyện thăm và chúc mừng Đại đức Thích Chánh Thuần

Chiều 31/5 Đồng chí Nguyễn Xuân Minh-Phó Bí thư H.U, Chủ tịch UBND Huyện  thăm và chúc mừng Đại đức...
Chi tiết »

CHÙA PHÚC LÂM: THÔNG BÁO ĐĂNG KÍ THAM DỰ KHÓA TU MÙA HÈ NĂM 2023

Quý Phụ huynh có con em trong độ tuổi 13-22 có thể tải đơn đăng kí tham dự khóa tu mùa hè năm 2023...
Chi tiết »

Lễ động thổ khởi công xây dựng đền Trần tại chùa Phúc Lâm - Thường Tín - Hà Nội

LỄ KHỞI CÔNG ĐÀO MÓNG ĐỀN TRẦN TẠI CHÙA PHÚC LÂM THÔN CAO XÁ, DŨNG TIẾN, THƯỜNG TÍN,...
Chi tiết »

NGHI LỄ TRUYỀN THỤ DẢI MẠN Y CỦA ĐẠO TRÀNG CẤP CÔ ĐỘC CHO CÁC PHẬT TỬ TRONG ĐẠO TRÀNG TẠI CHÙA PHÚC LÂM

Sáng ngày 16/4/2023 (26 tháng 2 nhuận năm Quý Mão) tại chùa Phúc Lâm, thôn Cao Xá,...
Chi tiết »

Video

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Lễ Phật đản năm 2023

Sáng 2/6, tức ngày 15/4 âm lịch, tại chùa Quán Sứ, Hà Nội, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính...
Chi tiết »

BTS PHẬT GIÁO HUYỆN THƯỜNG TÍN KÍNH MỪNG PHẬT ĐẢN PL.2567

Sáng ngày 25 tháng 5 năm 2023 nhằm ngày 7/4 năm Quý Mão.Ban trị sư GHPGVN huyện Thường Tín đã...
Chi tiết »

Chùa treo 1.500 tuổi ở Trung Quốc

Chùa treo hay tu viện Huyền Không được xây dựng trên vách núi Hằng Sơn, huyện Hồn Nguyên, tỉnh Sơn...
Chi tiết »

Đại đức Thích Chánh Thuần - Làm sao để đón tết an lành

Tết cổ truyền Quý Mão đã về trên khắp mọi miền tổ quốc, không khí đón xuân rạo rức muôn...
Chi tiết »

Video: Lễ đúc chuông đại hồng chung chùa Phúc Lâm

Sáng ngày 19/3/2017, chùa Phúc Lâm thôn Cao Xá, xã Dũng Tiến, huyện Thường Tín,...
Chi tiết »

Tin tức mới

Khóa tu mùa hè - Hành trang tuổi trẻ

Những năm trở lại đây, đến chùa tu học dịp hè đã trở thành xu hướng, là lựa chọn tin cậy của những bậc phụ...
Chi tiết »

Lòng tham không hoàn toàn là xấu

Tài , Sắc , Danh , Thực, Thuỵ  những ham muốn phổ biến của mỗi con người, nó cũng chính là đối tượng của lòng...
Chi tiết »

ĐỊA CHÍ HUYỆN THƯỜNG TÍN

Xin giới thiệu ĐỊA CHÍ HUYỆN THƯỜNG TÍN  Do Sở Văn hoá Thể thao và Thư viên TP Hà Nội ấn hành năm...
Chi tiết »

Văn Từ Thượng Phúc - nơi tôn vinh các bậc hiền tài, khoa bảng

Những ngày này, nhiều học sinh trên địa bàn huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội và các...
Chi tiết »

Thăm dò ý kiến

Lĩnh vực quan tâm chính là gì?




Thống kê truy cập

00000004

Hôm nay: 395

Hôm qua: 149

Tháng này: 544

Tháng trước: 7761

Tất cả: 4688803


Đang online: 44
IP: 18.223.238.221
Mozilla 0.0