Cầu có mái nối lối đi xưa với cửa chùa qua một khu vườn có hào nước lượn quanh
Cổng chùa Báo Quốc Tự
Đình Đình Bình Vọng là nơi bảo lưu nhiều di vật quý vừa được xây dựng lại
Ngay cạnh đình là ngôi chùa làng có tên Báo Quốc tự. Tương truyền Đến đời nhà Trần có nàng công chúa đoan trang, thuần hậu, được vua phong cai quản địa phận Bình Vọng. Tại đây, bà xin vua miễn tô thuế cho dân. Lại sai đào một con ngòi ở phía nam làng, gọi là ngòi Nam Lang để tiện cho thuyền bè qua lại. Trong làng có một ngôi chùa cổ, nhà vua thường đến kêu cầu và rất ứng nghiệm, nhân đấy ban tên gọi là chùa Báo Quốc. Khi công chúa và vua cha tới thăm chùa, thuyền ngự đi về thường có đám mây ngũ sắc vờn che. Có vị cao tăng chỉ vào công chúa mà bảo: "Đó là vị thánh nữ". Sau khi công chúa mất, dân nhớ ơn, viết sớ tâu xin lập đền phụng thờ, được sắc ban làm phúc thần, dân cầu xin điều gì thường ứng nghiệm.
Trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên lần thứ hai 1285, Bình Vọng nằm trong phòng tuyến chống giặc ở phía Nam kinh thành. Chiêu Văn Vương Trần Nhật Duật được cử đánh giặc ở Hàm Tử. Trên đường ra trận, Chiêu Văn cho quân trú tại Bình Vọng. Tại Linh Từ, ông cho làm lễ cầu đảo. Đêm ấy, ông thấy thần nhân báo mộng: "Tướng quân ra trận lần này ắt sẽ thắng to". Quả nhiên, mới qua một trận mà quân Nguyên ở Hàm Tử đã thua tan tác. Ngay sau khi mất, dân xã nhớ ơn vị tướng văn võ kiêm toàn nên đã lập miếu thờ. Đền thờ Trần Nhật Duật nằm liền kề đường lớn, bên tòa thành đất của phủ Thường Tín và cách bến Chương Dương vài cây số.
Chính điện Báo Quốc Tự, các pho tượng được bày trong chính điện theo vị trí cao dần lên đến tận nóc chùa, nhìn vào như một thế giới sâu thẳm, tầng tầng lớp lớp chư Phật, chư Thánh, chư Thiên, đem lại một cảm giác uyên nguyên nguồn cội. Đây là đặc trưng riêng có của các ngôi chùa Việt, mà cụ thể hơn là chùa miền bắc, mà không nơi nào có trên thế giới.
Chùa Bình Vọng thiết kế theo kiểu Nội công ngoại quốc, chỗ bày tượng A La Hán là hai dãy hành lang bao vòng quanh. Các tượng La hán này là tượng thổ, tức là làm bằng đất sét trộn giấy bản giã, mật mía, trứng... là làm rất kĩ, vài trăm năm vẫn không hỏng. Con số 18 là bội số của 9, mang tính chất Phật giáo hơn là có ý nghĩa thực sự cụ thể. Các vị A la hán đại diện cho những người đã chứng quả ở bậc A la hán, nhưng vẫn chưa đến bậc Bồ tát (theo quan điểm Đại thừa).
Bia "Trùng tu Báo Quốc tự bi" do Tiến sĩ Nguyễn Đăng soạn năm Hoằng Định thứ 13 (1612) nói rằng chùa Báo Quốc ở xã Bình Vọng là nơi danh lam cổ tích, phong cảnh hữu tình, lâu ngày đã hư hỏng. Các quan viên trong làng đứng ra quyên góp tiền của trùng tu lại thượng điện, nhà thiêu hương, tam quan, dựng bảy gian nhà cầu để tránh mưa nắng khi đi lại. Bia "Bình Vọng tự bi" do Tiến sĩ Nguyễn Tư Hiền soạn năm 1780 còn nói rõ: "Chùa Báo Quốc có từ thời Lý rất là linh thiêng, từng âm phù giúp nước, yên dân
Mặt chính của chùa
Tượng Phật bà Quan âm bên trái chùa
Gian thờ tam bảo
Văn bia ngoài trời phía sau gian thờ chính
Bia đá đặt trong Chùa làng với nhiều hương ước quan trọng
Thực hiện chương trình Nông thôn mới của Chính Phủ, Xã Văn Bình Huyện Thường Tín – Hà Nội đã có những chuyển biến cơ bản theo 19 tiêu chí của chương trình, nhà cửa khang trang, đường xá phong quang sạch sẽ. Tại xã Vân Hồng chúng tôi được biết người dân nơi đây làm nông nghiệp là chính và nghề phụ thêm là làm các loại vàng mã phục vụ công tác tâm linh. Được biết trước khu vực này còn có các nghề phụ khác có truyền thống như nghề thêu, sơn mài, bật bông. Người dân nơi đây cũng mong được chính quyền các cấp quan tâm cấy nghề mới để nâng cao đời sống của nhân dân và tận dụng sức lao động lúc nông nhàn.