Triết học phương tây

Ngày đăng: Thứ 4 , 27/08/2014 10:10 .
CHƯƠNG I.
TRIẾT HỌC HY LẠP LA MÃ CỔ ĐẠI
       I-Khái Quát Chung Về Hy Lạp La Mã Cổ Đại
Hy lạp là một quốc gia chậm phát triển về kinh tế nhất ở châu âu, nợ nần chồng chất. nhưng ở thời cổ đại thì Hy Lạp lại là trung tâm, là cái nôi của nền khoa học thế giới, họ là người tìm ra quy luật của thế giới.
Hy lạp là trung tâm của nền văn minh nhân loại, các nhà khoa học cổ đại tên tuổi đựơc ghi nhận rất nhiều trong lịch sử như Đmôgrit, Gratmông...và tên tuổi của nhiều nhà triết học gắn liền với những phát minh lớn là cơ sở cho nền khoa học thế giới, những đóng góp của hy lạp là những đóng góp có giá trị lớn và mang tầm quan trọng đối với thế giới.
Từ văn hoá mang tính tiền đề như vậy rút ra được kết luận  như sau:
Sự phát triển về mặt khoa học của hy lạp có thể nói là trung tâm của nền khoa học thế giới và luôn đi tiên phong trong lĩnh vực khoa học. có thể nói từ khi con người còn mông muội thì con người hy lạp đã biết tính toán.
          ( Hi lạp ngày nay có rất nhiểu vấn đề về đời sống, họ không có gì cả nhưng họ lại rất tự hào về truyền thống của họ chính vì vậy mà các nước phương tây không hề thích họ, chính bởi cái tự hào đó mà họ trở lên kiêu hơn,)
 Ở hi lạp thì triết học là khoa học của moị khoa học.
*Về mặt chính trị xã hội
- Ở hy lạp cổ đại xã hội có sự kết cấu gọi là polis, kết cấu rất đặc trưng hoàn toàn khác với châu á, đó là cấu chúc thành bang. diện tích nhỏ dân số ít nhưng có chủ quyền đầy đủ như một quốc gia, có biên giới bờ cõi quốc gia, các thành phố quốc gia là không liên kết với nhau còn la mã thì polis thì liên kết với nhau tạo thành liên kết quân sự.
sự khác biệt thành bang của hy lạp la mã cổ đại là:
ở châu á những thành bang có cấu chúc riêng lẻ, lẻ tẻ, rời rạc. nhưng ở la mã cổ đại sự kết cấu các thành bang là cấu chúc liên kết giữa các thành bang rất chặt chẽ, đoàn kết, sự liên kết đó tạo nên một sức mạnh quân sự rất hùng mạnh và dần dần trở thành đế chế.
    Hy lạp tuy có phát triển hơn la mã nhưng nhưng ko mạnh như la mã và sau này đã bị la mã chinh phục và chiếm đoạt. người hy lạp rất thông minh họ đã có nhiều cuộc đấu tranh, sử dụng nhiều biện pháp chống lại la mã nhưng họ ko thể quay ngược lại bánh xe lịch sử.
sau khi xâm chiếm hy lạp  đế chế la mã là lãnh thể rất rộng lớn, toàn bộ lãnh thổ của tây âu hiện nay đức, italia, anh, bồ đào nha, tây ban nha... đều nằm trong lãnh thổ của la mã và nó là sự kế thừa và phát huy của hy lạp, do biết đoàn kết với nhau về việc tổ chức quân sự tạo nên một đế chế rất hùng mạnh, hùng mạnh nhất trong lịch sử nhân loại, nhưng ko có đóng ghóp gì lớn cho thế giới.
       La mã lại nhăm nhe xâm chiếm châu á và thôn tính toàn bộ thế giới nhưng ko được chỉ vì nguyên nhân đó là sự ngẫu nhiên sự khác biệt về khí hậu châu á ẩm thấp người la mã ko thể thích ứng được, mắc bệnh và phải tự rút lui khi bắt đầu đặt chân lên đất ấn độ. Nhân dân châu á thoát khỏi sự xâm lăng của la mã chỉ là do sự ngẫu nhiên về lịch sử và sự khác biệt về khí hậu chứ lúc đó ko có một sức mạnh quân sự nào có thể đương đầu với kỳ binh la mã bởi họ có quân chiến và kỷ luật nhất thế giới.
Nền tảng của đế chế la mã là chiếm hữu nô lệ, người dân bị bán bị cho, bị đem đi tặng đánh đập như châu như ngựa, lao động cực khổ trên đồng ruộng, họ đã có nhiều cuộc đấu tranh chống  lại nhưng khát vọng của người dân ko được đáp ứng.
           I-MỘT SỐ NHÀ TRIẾT GIA TIÊU BIỂU.
A-   PLATÔN
Đây là nhà triết học nhà tư tưởng nổi tiếng của hi lạp cổ đại, theo Heghen  thì ông có ảnh hưởng to lớn đến  nhân loại:, tác phẩm của ông được xuất bản thành những bộ sách và chia các tác phẩm của ông thành 4 loại: Symposion; polatea; Kleitophon; Parmenides, Nomoi; Timaios
-hội thoại về Apologie des sokrates
-hội thoại chung về ý niệm, nhóm hội thoại về mô hình nhà nước.
- hội thoại về tồn tại ,chân lý, và tri thức.
-hội thoại về vũ trụ, học thuyết về tính quy luật.
những tác phẩm nổi tiếng như phaidon, symposion, politeia, parmenides, timaios, nomoi.
*học thuyết của platôn về sự phân đôi thế giới.

thuộc duy tâm khách quan. Triết học Platon

Platon là nhà triết học duy tâm khách quan. Điểm nổi bật trong hệ thống triết học duy tâm của Platon là học thuyết về ý niệm. Trong học thuyết này ông đưa ra hai quan niệm về thế giới các sự vật cảm biết và thế giới các ý niệm. Trong đó thế giới các sự vật cảm biết là không chân thực, không đúng đắn vì các sự vật không ngừng sinh ra và mất đi, thay đổi và vận động, không ổn định, bền vững, hoàn thiện; còn thế giới ý niệm là thế giới phi cảm tính phi vật thể, là thế giới đúng đắn, chân thực, các sự vật cảm biết chỉ là cái bóng của ý niệm. Nhận thức của con người không phải là phản ánh các sự vật cảm biết của thế giới khách quan mà là nhận thức về ý niệm. Thế giới ý niệm có trước thế giới cảm biết, sinh ra thế giới cảm biết. Từ quan niệm trên Platon đã đưa ra khái niệm "tồn tại" và "không tồn tại". "Tồn tại" theo ông là cái phi vật chất, cái nhận biết được bằng trí tuệ siêu tự nhiên là cái có tính thứ nhất. Còn "không tồn tại" là vật chất, cái có tính thứ hai so với cái tồn tại phi vật chất.

Về mặt nhận thức luận Platon cũng mang tính duy tâm. Theo ông tri thức là cái có trước các sự vật chứ không phải là sự khái quát kinh nghiệm trong quá trình nhận thức các sự vật đó. Nhận thức con người không phản ánh các sự vật của thế giới khách quan mà chỉ là nhớ lại, hồi tưởng lại của linh hồn những cái đã quên trong quá khứ. Theo Platon tri thức được phân làm hai loại: Tri thức hoàn toàn đúng đắn và tri thức mờ nhạt. Loại thứ nhất là tri thức ý niệm có đựơc nhờ hồi tưởng. Loại thứ hai là tri thức nhận được nhờ vào nhận thức cảm tính, lẫn lộn đúng sai không có chân lí.

Về xã hội, Platon đưa ra quan niệm về nhà nước lí tưởng trong đó sự tồn tại và phát triển của nhà nước lí tưởng dựa trên sự phát triển của sản xuất vật chất, sự phân công hài hoà các ngành nghề và giải quyết các mâu thuẫn xã hội.

 [sửa] Những môn đệ của Platon

Nổi tiếng nhất trong số những người môn đệ của ông là Aristoteles. Ngoài ra, sau này có Plotinus (Πλωτίνος), một triết học gia người Ai Cập (với cái tên La Mã) có thể được coi là một triết gia Hy Lạp vĩ đại cuối cùng cũng là một người chịu ảnh hưởng của Platon. Tư tưởng của ông phát triển khuynh hướng thần bí của Platon và sau đó được biết tới như học thuyết Tân Platon (Neo-Platonism).
 Lý luận về nhà nước
Aristotle được xem là “người sáng lập ra khoa học chính trị” tức chính trị học – khoa học chuyên nghiên cứu về quyền lực, chính thể, tổ chức và hoạt động của nhà nước. Ông đã dành gần hết cuộc đời mình để khảo cứu các thành bang Hy Lạp và Hiến pháp Aten để rút ra những kết luận khoa học mà tầm vóc của nó không chỉ dừng lại ở đương thời.
Ông cho rằng con người là một sinh vật xã hội (động vật chính trị). Con người chính trị tức là công dân của một nhà nước và được đặc trưng ở khả năng lập luận có lý lẽ (logos) và hành động có hợp tác (praxis). Khả năng lập luận hợp lý cho phép con người thể hiện được những điều mà không một con vật nào có thể làm được, nhờ khả năng này con người có thể phân biệt được đúng - sai, thiện - ác, chính đáng – bất chính, công bằng – bất công. Đó chính là cơ sở để con người có thể hiệp tác và liên kết với nhau nhằm xây dựng các thể chế chính trị mà cơ bản nhất là gia đình và các thành bang (polis).
Dưới con mắt của Aristotle, mọi công dân có đạo đức đều có quyền cai trị. Tuy nhiên, ông quan niệm rằng con người chính trị lý tưởng chỉ giới hạn ở những pháp quan và những ông vua thông thái, đó là những người có phẩm chất đạo đức ưu việt, vượt lên trên tất cả những người khác, có trí tuệ và kỹ năng lãnh đạo, dẫn dắt đám đông quần chúng. Những người nô lệ không có chỗ đứng trong thể chế chính trị, họ chỉ được coi là những “công cụ” và dành cho các công việc “hèn hạ”.
Từ sự quan sát nhà nước Athens cùng với nền dân chủ của nó, Aristotle khẳng định, thể chế chính trị là sự sắp xếp các pháp quan trong một thành bang, hay nói cách khác thể chế là một nhà nước trong thực tế. Theo Aristotle, nhà nước là một thực thể tự nhiên, từ các cá nhân hình thành gia đình, các gia đình liên kết nhau lại thành làng xã, nhiều làng xã liên kết nhau lại thành các thành bang, nhà nước.
Aristotle lập luận rằng, quá trình hình thành các thể chế, nhà nước là quá trình tự nhiên và nó có quan hệ chặt chẽ với khả năng suy lý và lập luận của con người, nhưng trên hết vẫn là khả năng và nhu cầu của con người về sự liên kết để tập hợp sức mạnh, thể hiện tự do và khát vọng dân chủ của mình.
Tham gia vào các thể chế chính trị, tự do của con người “dường như” bị hạn chế đi, kỳ thực không phải như vậy, đó là sự cộng đồng trách nhiệm, uỷ một phần quyền, một phần tự do của mình để được tự do lớn hơn, có sức mạnh hơn - tự do mang tính cộng đồng và có tổ chức, có khả năng hành động lớn hơn. Đó chính là nhà nước và nó cũng quy định ngược lại mục tiêu của các thể chế chính trị, nhà nước là để hiện thực hóa, bảo vệ và phát triển tự do dân chủ của con người.
Dựa trên dấu hiệu là số lượng và chất lượng của nền dân chủ, Aristotle phân chia thành 5 loại hình chính thể cơ bản:
- Nhà nước Quân chủ: Quyền lực nhà nước nằm trong tay một người cai trị vì lợi ích chung.
- Nhà nước Quý tộc: Quyền lực nhà nước nằm trong tay một số ít người có những phẩm chất tốt nhất, cai trị vì lợi ích chung.
- Nhà nước Quả đầu: Là hình thức cai trị của một số ít người nhưng lại vì lợi ích riêng.
- Nhà nước Cộng hòa: Các công dân cai trị thành bang vì lợi ích chung.
- Chính thể Dân chủ: Cơ sở của dân chủ là tự do. Con người chỉ thực sự được tự do trong xã hội có dân chủ. Mục đích của chính thể dân chủ, thể chế dân chủ là phục vụ số đông, thể hiện ý chí của số đông dân chúng. Nó chính là nguyên tắc để xây dựng chính thể dân chủ, ngược lại cũng là thước đo đánh giá mức độ dân chủ của các thể chế chính trị.
 A - DẪN NHẬP
            Từ những buổi đâu của bình minh lịch sử nhân loại, con người đã khát khao hiểu biết được vũ trụ, con người luôn tìm tòi và thắc mắc, luôn đặt ra những câu hỏi nhằm làm rõ nguyên lý của các sự vật hiện tượng và cố gắng giải thích chúng. Nhưng do tri thức sơ khai còn hạn hẹp và tư duy trừu tượng còn chưa phát triển, con người đã tưởng tượng ra hệ thống thần thoại như là lời giải đáp ngây thơ, chất phát nhưng không kém phần trong sáng về thế giới và cuộc đời. Thế nhưng đối với các vấn đề lớn hơn về vũ trụ nằm ngoài trí tưởng tượng của con người, thì khi đó đòi hỏi phải có một trí tuệ lớn, và dựa vào trí tuệ đó để có sự tư duy lý luận. Chính lúc này đây Triết học được hình thành. Triết học đi nghiên cứu về thế giới và con người với tư cách là một chỉnh thể, tìm ra những quy luật chung nhất, chi phối sự cận động của chỉnh thể đó nói chung và của xã hội loài người, của con người trong cuộc sống cộng đồng nói riêng, và thể hiện nó một cách có thống dưới dạng duy lí. Nói chung, Triết học là hệ thống tri thức lí luận chung nhất của con người và thế giới, về vị trí, vai trò của con người trong thế giới ấy.
            Theo các nhà nghiên cứu Triết học được hình thành vào khoảng thế kỷ VI-V (BC), ở Hy Lạp cổ đại. Các tư tưởng Triết học đã dần hình thành theo thời gian và phát triển rực rỡ với các triết gia danh tiếng như Socrate, Plato, … Thế nhưng sự nổi bậc về các nghiên cứu khoa học sáng tạo và thực tiễn đã đưa Aristotle trở thành một trong những Triết gia tầm cỡ của thế giới, có ảnh hưởng sâu rộng đến nền học thuật của nhân loại.
            Aristotle còn là cha đẻ của nhiều học thuyết và nhiều ngành học có ảnh hưởng lớn cả đến nền triết học suốt nhiều thế kỷ sau ông. Bởi thế, người viết chọn đề tài: “Aristotle và những cống hiến cho nền Triết học phương Tây thời cổ đại.” Cũng không ngoài mục đích muốn tìm hiểu, học hỏi và thể hiện lòng yêu mến của người viết đối với các triết gia và sự minh triết của nhân loại.
            Bằng phương pháp khảo cứu và trích dẫn người viết đã cố gắng trình bày những sự hiểu biết nhỏ nhoi của mình về Triết gia Aristotle và nền học thuật của ông. Tuy nhiên với kiến thức ít ỏi về một môn học vô cùng mới mẽ và rộng lớn, người viết cũng đã khái quát được hệ thống triết học của ông và trình bày một số khía cạnh thuộc các môn lôgic, siêu hình học, đạo đức, chính trị học và thẫm mĩ học của ông
 
B – NỘI DUNG
            2 - Aristotle: Thân thế và sự nghiệp
            Aristotle (hay Aristot; tiếng Hy Lạp: Αριστοτέλης, Aristotelēs; 384–322 BC) không những là một trong những triết gia vĩ đại của Cổ Hy Lạp mà còn của thế giới Tây phương. Ông sinh tại Stagira, một thị trấn nhỏ phía đông thành phố Salonica, sát biên giới vương quốc Macedonia. Xuất thân từ một gia đình trí thức, cha của Aristotle là ngự y của vua Macedonia nên từ nhỏ, Aristotle đã được học về thiên nhiên và sinh vật qua quan sát cũng như qua các tài liệu y học của phụ thân. Cha ông mất sớm khi ông còn rất nhỏ, nên ông được một người bảo trợ nuôi nấng và gởi ông lên Athens vào học tại Hàn Lâm Viện Academos của Plato khi ông 17 tuổi, và ông theo học ở đây khoảng 20 năm (427-347 BC).
             Năm 347, Plato qua đời ở tuổi 80. Aristotle bắt đầu du hành đây đó và đem sở học ra áp dụng trong suốt 12 năm dài.Ông đã cùng với Xenocrates và một vài môn đệ của Plato, rời thành Athens tới Assos, sống với Hermias là một học trò cũ của Plato và cũng là bạo chúa của hai tỉnh Atarneus và Assos trong miền Tiểu Á (Asia Minor). Aristotle có cảm tình rất nhiều với Hermias và đã kết hôn cùng Pithias, người con gái nuôi của bạo chúa. Sau một thời gian sinh sống tại đây, Aristotle dọn sang đảo Lesbos, và từ Lesbos Aristotle được vua Philip của xứ Macedonia vời đến Pella, thủ đô của Macedonia để dạy học cho hoàng tử Alexander từ lúc ông hoàng này mới 13 cho đến khi 19 tuổi. Năm 335, Aristotle trở về Athens và mở trường Lyceum. Năm 324, Alexander hạ lệnh bắt dân Hy Lạp phải vinh danh ông như thần thánh và cho phép những người bị Hy Lạp bị lưu đày được trở về. Chuyện chưa ngã ngũ, Alexander băng hà. Nhân cơ hội này, Athens tuyên bố chiến tranh với Macedonia và đòi lại tự do. Tại Athens, toàn quyền Antipater đương nhiên trở thành đối tượng của cuộc chiến và Aristotle vì là bạn của Antipater, cũng đành phải bỏ Athens sang tị nạn tại xứ Chalcis. Ông qua đời tại đây vào năm 322 (BC) do chứng bệnh tiêu hoá kéo dài.
            Aristotle viết cả thảy 28 cuốn sách gồm có 445.270 dòng. Các tác phẩm tiêu biểu là: Vật lý học, về tâm hồn, Siêu hình học, Chính trị học, Lôgic học, Khí tượng học, về thi ca, tình yêu, về giấc mơ và sự thao thức .v.v…Toàn bộ tác phẩm của ông có thể chia làm 3 lĩnh vực: Khoa học lý thuyết, khoa học thực tiễn và khoa học sáng tạo. Trong lịch sử triết học, có thể nói chưa có tư tưởng của triết gia nào lại có ảnh hưởng sâu rộng như Aristotle..
           
II - Những đóng góp của Aristotle cho nền tri thức nhân loại.
            1. Những luận đề cơ bản của “Siêu hình học”.
            Trong tác phẩm nhan đề Siêu hình học của mình, Aristotle khai triển cái mà ông gọi là triết học đầu tiên. Trong Siêu hình học, ông tập trung khai triển một loại tri thức mà ông nghĩ có thể gọi một cách chính đáng là minh triết (hay sự khôn ngoan). Tác phẩm này bắt đầu bằng phát biểu rằng: “Mọi người tự bản chất đều muốn hiểu biết.” Theo ông tri thức có những cấp bậc khác nhau, và Siêu hình học nghiên cứu về cấp trừu tượng cao nhất. Đây là tri thức trừu tượng vì nó nói về cái phổ biến chứ không nói về cái riêng. Trong khi các khoa học khác đi tìm câu trả lời cho câu hỏi: “Các nguyên lý và nguyên nhân đầu tiên của các sự vật như thế nào và tại sao? ” thì Siêu hình học của Aristotle lại quan tâm đến vấn đề “tồn tại nghĩa là gì? ”
            Bắt đầu từ trường phái Elée quan niệm về tồn tại đã trở thành vấn đề trung tâm của triết học cổ đại. Việc thừa nhận tồn tại trở nên đơn giản hơn nhiều so với những cuộc tranh luận, thậm chí là luận chiến về bản chất của tồn tại. Aristotle đã tiếp nối các bậc tiền nhân như: Parménide, Démocrite, Socrat và người thầy của mình, Plato. Theo Aristotle vấn đề chính của Siêu hình học là nghiên cứu cái hiện hữu cùng các “nguyên lý” và “nguyên nhân” của nó. Theo Aristotle “tồn tại” luôn luôn có nghĩa là một cái gì đó. Vì vậy, mọi tồn tại đầu là một cá thể và có một bản chất xác định. Mọi phạm trù mà Aristotle trình bày trong các tác phẩm lôgic học, các phạm trù như: phẩm chất, tương quan, tư thế, địa điểm, v.v… đều giả thiết có một chủ thể mà những thuộc tính này có thể gán vào. Chủ thể này được Aristotle gọi là thực thể (ousia). Do đó, “tồn tại” có nghĩa là một thứ thực thể cụ thể do kết quả của một quá trình hoạt động. Như thế Siêu hình học gắn liền với cái hiện hữu (nghĩa là thực thể tồn tại) và các nguyên nhân của nó (nghĩa là quá trình làm cho các thực thể trở nên tồn tại).
1.1            - Thực thể là bản chất sơ đẳng của sự vật.
Mối quan tâm trọng yếu của Siêu hình học là nghiên cứu về thực thể, bản chất cốt yếu của một vật. Thực thể là cái chúng ta biết là cơ bản một vật, từ đó chúng ta có thể nói các điều khác về nó. Bất cứ khi nào chúng ta xác định cái gì đó, thì chúng ta đi vào bản chất của nó trước khi có thể nói điều gì về nó. Đương nhiên cùng một thực thể nhưng vẫn tồn tại những phẩm chất đặc thù riêng biệt nhất định, và chúng cùng mang một đặc tính phổ quát nào đó giúp chúng ta nhận dạng chúng.
Một khi đã có những phân biệt này làm tiền đề, Aristotle đã bắt đầu đi tìm hiểu xem bản chất này hay cái phổ quát, có tương quan thế nào với sự vật riêng biệt. Hay nói cách khác là ông muốn tìm hiểu xem cái gì làm cho một thực thể là một thực thể, cái gì làm nền cho nó, Vật chất hay hình thức?
1.2            - Vật chất và hình thức.
Mặc dù Aristotle phân biệt giữa vật chất và hình thức, nhưng ông nói, trong tự nhiên chúng ta không bao giờ gặp thấy vật chất mà không có hình thức, hay hình thức mà không có vật chất. Mọi sự vật tồn tại đều là một sự vật cá thể và cụ thể, và mọi sự vật đều là một thể thống nhất của vật chất và hình thức. Do đó, thực thể là một sự tổ hợp của vật chất và hình thức.[3]
Theo Aristotle từ khởi đầu trong vũ trụ đã có vật chất, đó là vật chất thuần tuý chưa bị giới hạn trong bất kỳ một hình thức nào cả. Nó tồn tại trong trạng thái không tồn tại, nghĩa là nó chưa là cái gì cả nhưng lại tồn tại với tư cách là khả năng trở thành một cái gì đó. Dạng vật chất này không do ai sinh ra và cũng không mất đi, nó tồn tại vĩnh viễn nhưng tồn tại thụ động. Trong mối quan hệ giữa vật chất và ý thức, Aristotle lại thừa nhận hình thức là bản chất của vật chất là tính thứ nhất so với vật chất. Như vậy với Aristotle các sự vật hiện tượng của thế giới này được hình thành từ 2 khởi nguyên (vật chất và ý thức). Ông đã đứng trên lập trường nhị nguyên để giải quyết vấn đề tồn tại.
1.3 - Học thuyết về bốn nguyên nhân.
Trong thế giới xung quanh, chúng ta thấy các sự vật không ngừng thay đổi, chúng chuyển động, tăng trưởng, sinh sản, hư hoại và thối rữa.v.v… Một trong số chúng là tự nhiên, và một số khác là thay đổi do con người tác động. Các sự vật không ngừng mang những hình thức mới; luôn luôn có những đời sống mới phát sinh; những bức tượng mới được tạc. Về bất cứ sự vật nào, Aristotle nói, chúng ta có thể hỏi 4 câu hỏi sau, (1) Nó là gì? (2) Nó được làm bằng gì? (3) Nó được làm ra bởi cái gì? (4) Nó được làm bởi mục đích gì? Bốn câu trả lời cho những câu hỏi này được Aristotle mô tả là 4 nguyên nhân [4]. Như vậy 4 nguyên nhân của ông là một khung rộng lớn để giải thích toàn diện về bất cứ sự vật hay mọi sự vật.
Tất cả các sự vật trong thế giới này, sự hiện hữu của chúng có được là nhờ ở bốn nguyên nhân này. Trong bốn nguyên nhân này, căn cứ vào chức năng của chúng, Aristotle phân chúng thành 2 nhóm. Nhóm 1 là nguyên nhân vật chất và nhóm 2 gồm có nguyên nhân hình thức, nguyên nhân vận động và nguyên nhân mục đích. Theo lập luận của Aristotle thì trong nguyên nhân hình thức đã dung chứa nguyên nhân vận động và nguyên nhân mục đích. Vậy trên thực tế tồn tại chỉ xuất hiện từ 2 nguyên nhân là nguyên nhân vật chất và nguyên nhân hình dạng.
Do vậy ý nghĩa của học thuyết 4 nguyên nhân trở nên hạn hẹp và sự lý giải về tồn tại cũng vẫn chỉ giới hạn ở trong lập trường nhị nguyên luận.
1.4            – Quan niệm về vận động.
Một trong những vấn đề quan trọng của Triết học phải được xem xét và giải quyết là vấn đề vận động. Quan niệm vận động được Aristotle đề cập cả trong Siêu hình học và Vật lý học. Trong Siêu hình học Aristotle đã chia thành 4 dạng vận động cơ bản là: 1) Tăng và giảm; 2) Biến đổi về chất; 3) Xuất hiện và diệt vong; 4) Chuyển dịch vị trí.
Trong 4 dạng vận động này thì dạng vận động chuyển dịch vị trí trong không gian được xem là quan trọng nhất vì nó là điều kiện của 3 dạng còn lại.
Tăng hay giảm chỉ là sự dời đổi vị trí không gian. Còn nguyên nhân dẫn đến sự biến đổi về chất trong vật thể là do kết cấu của vật thể đang biến đổi mà điều kiện của biến đổi kết cấu là vận động trong không gian. Sự xuất hiện và diệt vong của sự vật không thể xảy ra cùng một lúc. Vậy cái được gọi là xuất hiện hay diệt vong chỉ là sự biến đổi từ đặc tính này sang đặc tính khác và điều để xuất hiện diệt vong là vận động trong không gian.
Theo Aristotle vận động chỉ đơn giản là “sự di chuyển vị trí của các vật thể”. Aristotle đã đúng khi khẳng định vận động là sự biến đổi nói chung nhưng sự biến đổi đó không thể chỉ dừng lại ở biến đổi về mặt vị trí trong không gian.
          2 - Vật lý học và Lôgic học.
            Aristotle đặt con người vào trong tự nhiên theo bậc thang giá trị của hiện hữu để phân biệt con người với các động vật vô hồn và động vật. Trong vật lý học, ông nói rằng “Trong số các vật tồn tại, một số tồn tại do bản chất tự nhiên, một số tồn tại do các nguyên nhân khác. ‘Do bản chất tự nhiên’, các động vật và các bộ phận của chúng tồn tại”[5]. Ông khẳng định không thể hiểu thế giới tự nhiên nếu không bắt đầu từ sự vận động, và mọi sự vận động đều mang tính mục đích, đều được sắp xếp ngay từ ban đầu. Những sự bàn luận về thế giới tự nhiên có vận động hay không vận động chỉ là những ý tưởng thiếu nghiêm túc. Aristotle cho rằng nguyên nhân của sự vận động nằm ở bên ngoài sự vật, ban bố cho sự vật những sinh lực khởi động ban đầu. Ông nói:“Hằng ngày nhìn thấy mặt trời đi qua bầu trời, còn buổi tối là sự chuyển động hài hoà của các thiên thể khác, không thể không cho rằng có một Thượng đế tạo ra sự chuyển động và hài hoà ấy”[6].
            Vũ trụ theo Aristotle là hữu hạn và khép kín về không gian và vĩnh viễn về thời gian. Ông còn quan niệm có một loại nguyện tử thứ 5 mang đầy chất linh thiêng được ông gọi là ê-te cùng kết hợp với 4 hành chất: đất, nước, lửa và không khí cùng cấu tạo nên sự vật. Như vậy Vật lý học của Aristotle cũng chỉ là sự trộn hoà giữa duy tâm và duy vật
            Aristotle là người sáng lập ra lôgic học hình thức và là người khám phá ra các qui luật cơ bản của tư duy lôgic như qui luật đồng nhất, qui luật cấm mâu thuẫn, qui luật loại trừ cái thứ 3. Ông khẳng đình hình thức của tư duy là sự phản ánh các hình thức tồn tại của sự vật. Ông đã đưa ra một hệ thống phạm trù gồm 10 phạm trù: bản chất, chất lượng, số lượng, vị trí, thời gian, quan hệ, tình trạng chiếm hữu, hành động và chịu đựng. Theo Aristotle, những phạm trù này là sự phân loại các khái niệm được dùng trong nhận thức khoa học. Chúng là những cách thức biểu hiện chuyên biệt của bất cứ sự vật nào tồn tại. Học thuyết về các phạm trù của Aris totle đã được nhận xét như sau: “mặc dù còn mang tính trực quan, cảm tính, số lượng các phạm trù còn hạn chế nhưng đó là những phạm trù phản ánh những hình thức cơ bản, phỏ biến của tồn tại và có ý nghĩa to lớn trong việc nghiên cứu những hình thức của tư duy, công cụ của nhận thức. Vì vậy không thể phủ nhận các phạm trù của Aristotle là sự thống nhất giữa nhận thức luận, bản thể luận và ngôn ngữ”[7]
            Trong Lôgic học của mình, Aristotle quan niệm rằng để chuyển những suy tư của chúng ta về sự tồn tại và hoạt động của sự vật thì ngôn từ chính là phương tiện truyền tải quan trọng nhất. Do đó, ngôn ngữ chính là công cụ để phát biểu những tư duy khoa học. Vì thế lôgic học là sự phân tích về ngôn ngữ, về tiến trình suy luận và về cách thức mà ngôn ngữ và suy luận liên quan đến thực tại. Do rất quan tâm đến sự chặt chẽ của hệ thống lý luận và ‘thích thú với cắt nghĩa chứng minh’[8], Aristotle đã khai triển về cách suy luận diễn dịch và hình thành nên học thuyết Tam đoạn luận.
            Mặc dù hệ thống lôgic học của Aristotle chưa thực sự hoàn hảo. Thế nhưng, chúng ta có thể nói không có một lôgic nào hơn lôgic của ông ở thời cổ đại. Đây chính là cống hiến to lớn của Aristotle cho sự phát triển của tư duy nhân loại.
            3 – Nhân bản học và những quan niệm về xã hội.
            Khi nhìn thấy một sự vật đang tồn tại, ta liên tưởng ngay rằng đó chính là sự kết hợp của vật chất và ý thức. Trong khi đo, khi nhắc đến con người thì Aristotle lại cho rằng đó là sự gắn kết của linh hồn và thể xác, trong sự kết hợp này thì linh hồn giữ vai trò chủ đạo “linh hồn là công thức quyết định bản chất của sự vật”. Theo Aristotle cả hai linh hồn và thể xác không thể tồn tại thiếu nhau, nhưng chúng không phải đồng nhất là một. Ông nói: “Chúng ta có thể hoàn toàn bác bỏ câu hỏi linh hồn và thể xác có phải là một hay không: câu hỏi này cũng vô nghĩa như câu hỏi sáp và hình thù trao cho sáp có phải là một hay không.”[9]
            Aristotle phân biệt có loại hồn để diễn tả ba cách tổ chức khác nhau của một cơ thể. Ông gọi là Thảo hồn (linh hồn thực vật), Giác hồn (linh hồn động vật) và Linh hồn (linh hồn lý tính). Chúng biểu hiện các khả năng hoạt động khác nhau của một cơ thể: loại thứ nhất chỉ là chức năng sống đơn thuần, loại thứ hai là sống bằng cảm giác, nó có khả năng cảm ứng đối với môi trường xung quanh thông qua các biểu tượng cảm tính, qua nhu cầu và vận động. Loại thứ ba là linh hồn lý tính, loại này có khả năng nhận thức, làm chủ được các quá trình tư duy của nó, là dạng linh hồn cao nhất và chỉ có duy nhất ở con người
          3.1 - Đạo đức học.
            Giống như ở Siêu hình học, Aristotle tiếp tục thể hiện sự bất đồng quan điểm của mình với Plato. Ông nhấn mạnh con người là một sinh vật như mọi sự vật khác trong thiên nhiên chứ không phải thần thánh, nó có bản năng sống của nó, có một “mục đích” đặt trưng phải đạt tới hay một chức năng phải hoàn thành, vì vậy hạnh phúc của nó ở ngay trần gian này chứ không phải ở một thế giới vĩnh viễn, siêu cảm đầy thần bí như của Plato. Bởi vì con người cần phải có một “mục đích” đặc trưng thế nên Đạo đức học của Aristote còn được gọi là Mục đích luận. Ông mở đầu Đạo đức học Nichomachus bằng câu: “Mọi nghệ thuật và mọi sự tìm tòi, cũng như mọi hành động và mọi sự theo đuổi, đều được nghĩ là nhằm tới một cái Thiện nào đó…” Theo Aristotle, để khám phá điều tốt lành mà con người phải nhắm tới, chúng ta phải khám phá những chức năng đặc trưng của bản tính con người. Người tốt theo Aristotle là người hoàn thành chức năng của mình như một con người. Như vậy có nghĩa là mỗi con người cần vượt lên trên cả sự cảm thông, chia sẻ và tôn trọng để đến với sống thực, sống đúng với chính mình và sống với cái gì mình đang có chứ không sống với những thứ mà mình chưa có.
            Đạo đức là cái vốn có của con người, trong đó quan trong nhất là phẩm hạnh. Phẩm hạnh của mỗi con người được biểu hiện trong quan niệm và thái độ đối với hạnh phúc cũng như những hành động trong điều kiện không có sự giám sát của người khác, Aristotle chia phẩm hạnh ra làm hai loại:
            1) Phẩm hạnh trí tuệ (La vertu intellectuele): là sự khôn ngoan triết học và hiểu biết, chúng phát sinh và tăng trưởng nhờ dạy dỗ và học tập. Người có phẩm hạnh trí tuệ là người có tri thức kinh nghiệm, định hướng và làm chủ được trong đời sống của mình.
            2) Phẩm hạnh luân lý (La vertu morale): mọi phẩm hạnh này đều phát sinh do tập quán, vì thế có tên gọi là ethike (tiếng Hy Lạp), ethics (tiếng Anh) có nghĩa là Đạo đức học “một biến dạng của từ ethos, tập quán”. Mọi phẩm hạnh luân lý phải được học và thực hành, và chúng trở thành đức hạnh qua hành động. Các phẩm hạnh luân lý cốt yếu là: can đảm, tiết độ, công bằng khôn ngoan, cao thượng, hào phóng, bằng hữu và tự trọng.
            Với những quan niệm này chứng tỏ Aristotle đã nhận thấy sự ảnh hưởng của ngoại cảnh tác động đến việc hình thành đạo đức và nhân cách của con người. Mặc dù vậy, khi đứng trên lập trường giai cấp, Aristotle đã không coi nô lệ là người và ông khẳng định đạo đức của họ không giống với đạo đức của chủ nô. Đây chính là điểm bất hợp lý trong quan niệm đạo đức của Aristotle.
           
            3.2 – Chính trị học
            Cũng như trong đạo đức học, Aristotle lại một lần nữa nhấn mạnh yếu tố mục đích. Nhà nước cũng như con người được Aristotle gắn với nhau rất chặt chẽ. Ông khẳng định: “ai không thể sống trong xã hội, hay không có nhu cầu vì tự mình đầy đủ cho mình, người ấy là một con vật hay là một vị thần.” Nếu gia đình tồn tại trước hết là để duy trì sự sống, thì nhà nước là để duy trì sự sống cho các gia đình và làng xóm, do nhu cầu lâu dài gia đình và làng xóm không đáp ứng được nhu cầu cho chính mình. Vì thế nhà nước không phải là hiện thân của sự thống trị mà sứ mệnh của nhà nước là đảm bảo hạnh phúc và công lý cho mọi người, trừ nô lệ. Theo ông, trong một số trường hợp có thể chức thành ba loại chính quyền khác nhau: do một, một ít hay nhiều người cai trị. Các hình thức chính quyền chân chính gồm có: chế độ quân chủ (một), quí tộc (một ít) và tổ chức nhà nước (nhiều). Các hình thức suy đồi gồm: chế độ chuyên quyền (một), đầu sỏ (một ít) và dân chủ (nhiều). Trong các hình thức nhà nước, Aristotle ủng hộ chế độ quân chủ, theo ông đó là nhà nước ưu việt nhất. Ngược lại ông lên án nhà nước của bạo chúa là nhà nước trái với bản chất của con người. Với Aristotle, xét đoán một nhà nước không phải ở hệ thống tổ chức của nó mà ở những phúc lợi mà nó mang lại cho toàn thể xã hội. Bởi thế bản thân Aristtotle ông vẫn thích chế độ quí tộc hơn. Trong chế độ quí tộc, việc cai trị do một nhóm người có trình độ, tài năng và của cải khiên họ có trách nhiệm và năng lực lãnh đạo hơn.
            3.3 – Mỹ học.
            Vượt qua những bậc thầy tiền bối của mình về mặt nghiên cứu thế giới nghệ thuật, ông đã bước qua ngưỡng cửa của thế giới đầy nhạy cảm này và khai sinh ra một bộ môn khoa học mới, đó là Mỹ học (Aesthetics).
            Cơ sở lý luận của Mỹ học Aristotle là quan niệm về sự thống nhất giữa vật chất và hình dạng. Nghệ thuật không phải là ý niệm mà là toàn bộ hoạt độngvật chất và sản phẩm tạo ra trong quá trình hoạt động đó của con người. Do vậy nhiệm vụ của nghệ thuật là phản ánh hiện thực thông qua sự mô phỏng, bắt chước. Ông khẳng định nghệ thuật mô phỏng thiên nhiên và truyền đạt thông tin về thiên nhiên. “Nghệ thuật trong một số trường hợp hoàn thành những cái mà giới tự nhiên không thể làm được, trong một số trường hợp khác mô phỏng nó”; Thế nhưng, mỗi dạng nghệ thuật có cách mô phỏng, bắt chước riêng.
           
C - KẾT LUẬN
            Có thể nói sự xuất hiện của các nhà triết học đầu tiên đã tạo nên một bước rẽ trong phát triển của thần thoại. Niềm tin ngây thơ, chất phát vào sự tồn tại của thần thánh đã được thay thế bằng những luận giải sâu sắc của lý tính, của sự thông thái. Với sự khao khát muốn hiểu biết vũ trụ, triết học thời kỳ tiền Socrate đã hướng ngoại nhằm giải quyết về vấn đề của tư duy và tồn tại. Thế nhưng, đến giai đoạn cực thịnh, với ngọn cờ đầu là Socrate triết học đã quay về tìm hiểu ngay những vấn đề của cá nhân, và đề cao con người. Socrate khẳng định triết học phải từ con người, vì có con người sau mới đến những cái khác. Đây chính là thời kỳ của những triết gia lừng danh, làm rạng rỡ nền văn hoá Hy Lạp như: Socrate, Platon, Démocrite, v.v…, và tất nhiên là không thể thiếu Aristotle.
            Aristotle được C.Mác đánh giá là “nhà tư tưởng vĩ đại nhất thời cổ đại”. Còn theo Engel là “khối óc toàn diện nhất” trong số triết gia cổ đại Hy Lạp. Điều nổi bậc của ông là dám mạnh dạng biểu thị sự bất đồng của mình đối với những tư tưởng của người thầy, ông đứng trên lập trường của tri thức có luận cứ khoa học và hoàn toàn dựa vào lôgic học để giải thích. Với sự yêu mến sự minh triết và tôn trọng chân lý Aristotle đã nói: “Thầy và chân lý đều quý, nhưng chân lý còn quý hơn”. Với phong cách làm việc như vậy, Aristotle đã cho ra đời một hệ thống triết học của riêng mình vô cùng phong phú, với tính quảng bác và đa dạng về đề tài, đã gây không ít khó khăn cho các nhà nghiên cứu sau này khi muốn xác định điểm khởi nguyên và hệ thống chúng.
            Cách sống, học tập và làm việc của Aristotle thực sự là tấm gương cho những người muốn tìm hiểu, học hỏi nền tri thức của nhân loại. Bên cạnh thiên chất về triết học, Aristotle cũng đã kiên trì miệt mài với các công trình nghiên cứu, không vì nghịch cảnh mà lùi bước, xao lãng khát vọng hiểu biết về thế giới. Ngoài ra, sự mạnh dạng phủ nhận những cái thiếu sót và làm sáng tỏ chân lý của ông cũng là một hành động đáng để chúng ta quan tâm. Qua hình ảnh của Aristotle một thông điệp được gửi đến là “không có thành công nào mà không phải trả giá bằng sự lao động, học tập thực sự. Bên cạnh đó, sự kiên trì và nỗ lực cho cái mình yêu thích cũng là điều đáng quý”; và  “chân lý cần được tôn trọng và bảo vệ.” Chính những phẩm chất cao quý như thế đã hình thành nên một Aristotle, một vĩ nhân, một triết gia lớn của mọi thời đại. Tác phẩm viết còn lại là ghi chép để chuẩn bị nói chuyện hay giảng bài của ông. Đó là một hệ thống kiến thức đặc biệt uyên thâm và phong phú - đa dạng bao gồm rất nhiều ngành kiến thức tiêu biểu về sinh học, lý, tâm lý, lý luận triết học siêu hình, thẩm mỹ học, chính trị, thơ ca và văn biện luận. Marx đã đánh giá Aristotle là "nhà tư tưởng vĩ đại nhất của phương Tây Cổ đại". Hầu như toàn bộ tác phẩm của Aristotle đã được phương Tây thời đó chấp nhận, xem như cơ sở đáng tin cậy ưu tiên trong mọi lĩnh vực của nền học vấn kinh điển. Đặc biệt, trong suốt 10 thế kỷ thời Trung cổ (từ thế kỷ thứ V đến thế kỷ XV một trong những chuẩn mực đạo đức và kiến thức của sinh viên đại học là "không cho phép bất cứ ai phê phán, chỉ trích, bác bỏ, phản đối lời đây của các bậc thầy . . . " trong đó đứng đâu là bộ ba Aristotle, Hyppocrate, Galien . . . ) Từ thế kỷ thứ IX, tư tưởng Aristotle cũng ảnh hưởng rất mạnh đến nền triết học, thần học, và khoa học của văn minh Islam.
-Sự nghiệp: (Chủ yếu trong lĩnh vực sinh học) quan điểm khoa học của Aristotle là mục đích luận: "Thiên nhiên không bao giờ làm gì thừa và luôn thực hiện một việc theo một mục đích xác đinh". Ông tin rằng mọi việc đều do Thượng đế hay Đấng Tối Cao an bài, điêu khiển. Về con người, trong bản thảo bàn vè linh hồn,
Aristotle cho rằng "Mọi hiểu biết đều bắt nguồn từ cảm giác".
Theo Aristotle, linh hồn gồm 3 phần:
Linh hồn thực vật tính: phụ trách các chức năng không gây cảm giác và không điều khiển được (như tuần hoàn, hô hấp, tiêu hóa v.v.)
Linh hồn động vật tính: phụ trách các chức nàng có gây cảm giác vờ điều khiển được bằng ý chí (như hệ vận động).
Linh hồn duy lý hay trí tuệ, chỉ có ở con người. ông giải thích: Hơi nóng của màu vốn là nơi cư trú trong tim, trụ sở của trí tuệ, thỉnh thoảng có thể tràn lên nào để được làm mát và tồn bớt nhiệt thừa, chính là nhân tố bí mật điều khiển cơ thể. Về động vật, ông đã quan sát và xét đoán miêu tả tới 500 loại.
Tác phẩm còn lại là Động vật dữ, bàn về cấu tạo của động vật; Dông vật học.  Aristotle đã trình bày cấu tạo giải phẫu tương đối chi tiết và chính xác của 50 loài động vật. Giới động vật được Aristotle chia thành hai nhóm không có lông và có tổng, hoặc "không có máu và có máu”.
Aristotle cũng đã bước đầu xây dựng các khoa phân loại động vật tương đối hợp lý. Ông đã căn cứ vào hình thái ngoài, cấu tạo trong, nơi cư trú, tập tính sinh hoạt để phân loại. Theo Aristotle,
sinh vật thấp nhất là thực vật, sinh vật lớn nhất là thú và đặc biệt là người. Ông cũng đã mô tả 3 kiểu sinh sản, trong đó hai là đúng (sinh sản vô tính và sinh sản hữu tính) còn một là sai (sinh sản tự phát, còn gọi là "ngẫu sinh") Aristotle cũng để lại 5 tập: Tái tạo, trong đó ông trình bày nhiều điểm tiến 'bộ và đúng về
quá trình sinh sản và phát tiên của phôi về thực vật, Aristotle cũng nghiên cứu nhiều, nhưng tiếc là chỉ còn lưu lại hai tập, nhan đề là Về cây cỏ.
Đáng mừng là học trò của ông Theophrastus (372-287 Tr.CN) đã để lại hai tác phẩm Thực vật chí và Bàn và nguồn gốc thực vật, trong đó ông đã miêu tả 500 bài cây trồng và cây
hoang dại, cũng như xác định đây đủ các điểm khác biệt chủ yếu giữa động vật và thực vật.
 
 
Siêu hình học (tiếng Anh: Metaphysics bắt nguồn từ tiếng Hi Lạp: μετά (meta) = "sau", φυσικά (phisiká) = "lý thuyết vật chất; hay Vật lý". Do đó, từ này có nghĩa là "Sau Vật lý"). Lưu ý, từ "Vật lý" ở đây ám chỉ những công trình nghiên cứu vật chất của Aristotle trong thời cổ đại[1]) là một nhánh triết học quan tâm đến việc giải thích bản chất của thế giới. Đây là một môn học về sự tồn tại hoặc sự thật. Nó quan tâm đến các câu hỏi như: Bản chất của sự thật là gì? Đâu là vị trí đầu tiên của con người trong vũ trụ? Màu sắcchủ quan hay khách quan? Liệu thế giới có xuất hiện bên ngoài trí óc của chúng ta hay không? Bản chất của vật thể, sự kiện, nơi chốn là gì?
Một nhánh trung tâm của siêu hình học là bản thể học, sự khảo sát về những phạm trù của vật chất ở trên thế giới và những quan hệ của chúng với nhau. Những nhà nghiên cứu siêu hình học cũng cố gắng làm rõ những ý niệm mà con người hiểu được thế giới, bao gồm sự tồn tại, thực thể, cấu hình, không gian, thời gian, thuyết nhân quả, và xác suất.
Gần đây hơn, thuật ngữ "siêu hình học" đã được dùng để nói đến những "đề tài vượt quá thế giới vật chất". Ví dụ, "Một cửa hàng bán sách siêu hình"
 không chỉ bán sách về bản thể học, mà còn về tâm linh, sự xoa dịu niềm tin, sức mạnh tinh thể, thuyết huyền bí, và những thứ tương tự như vậy.
Trước khi có sự phát triển của khoa học hiện đại, những thắc mắc khoa học đã được giải quyết bằng Siêu hình học trong nhánh triết học tự nhiên. Việc làm này đã tiếp diễn mãi cho đến thời Isaac Newton (bản thân ông này cũng là một nhà triết học), thông suốt qua cả thế kỉ 18 (thuật ngữ "khoa học" chỉ có ý nghĩa là "kiến thức" vào trước thế kỉ 19). Tuy nhiên, kể từ thế kỉ 19 trở về sau, triết học tự nhiên trở thành khoa học, từ đó thay đổi định nghĩa của siêu hình học để chủ yếu có thể bao gồm những đề tài vượt quá thế giới vật chất. Triết học tự nhiên và khoa học vẫn có thể còn được xem như là những chủ đề của siêu hình học, tùy vào việc có hay không những giải thích qua trải nghiệm của những định nghĩa của thuật ngữ đó.
[sửa] Lịch sử của siêu hình học
Được đề cập đến như là chủ đề của "triết học đầu tiên", thuật ngữ "metaphysics" (siêu hình học trong tiếng Anh) được tin là đã bắt nguồn từ những công trình của Aristotle. Người biên tập những tài liệu này, Andronicus của Rhodes, đã đặt những cuốn sách về triết học đầu tiên ngay sau một tác phẩm khác có tên "Physics" và đã gọi những quyển sách này là τὰ μετὰ τὰ φυσικά βιβλια (ta meta ta physika biblia) hay là "những quyển sách đặt sau sách "Physics". Tuy nhiên, những nhà bình giải Latin đã hiểu nhầm điều này thành "môn khoa học siêu nhiên.". Trong Anh ngữ, từ "metaphysics" đến từ ngôn ngữ Latin Trung Cổ metaphysica hoặc dạng số nhiều, giống trung trong tiếng Hy Lạp Trung Cổ metaphysika..[2] Trong khi cho nguồn gốc Latin và Hy Lạp của từ này khá rõ ràng, nhiều tự điển cho rằng sự xuất hiện đầu tiên của nó trong tiếng Anh bắt nguồn vào giữa thế kỷ XVI, đôi lúc còn sớm hơn (năm 1387).
CHƯƠNG HAI TRIẾT HỌC PHƯƠNG TÂY THỜI KỲ TRUNG CỔ
1.     Khái quát chung về
Liên bang sô viết cũng là một thể chế lớn cũng bị sụp đổ nhanh chóng. La mã ko bị một thế lực nào bên ngoài nào xâm chiếm cả mà tự nó nhiều nên phải phân chia làm 2 thành  2 quốc vương và 2 phó vương và thành lập chế độ tư đầu đánh lãn nhau, xảy ra xụp đổ để lại cho chaau âu một loạt các nhà  nước như pháp đức tây ban nha bồ đào nha.
Và nó cũng xuất hiện chế độ chính trị pháp quyền mới mà trong đó các lãnh tụ phong kiến đã ko thể tuỳ tiện giết chết các nông nô của mình như các chủ nô trứơc đây.
Quan hệ sở hữu ruộng đất tuy chế độ phong kiến cơ sở của nó là sở hữu ruộng đất
II.                TRIẾT HỌC CỦA THOMASA AGUINO
Là nhà tư tưởng lớn nhất của la mã, ngưòi đã được phong thánh, ông đã ứng dụng những lụân điểm cơ bản của ARI... để chứng minh cho những giáo điều của thiên chúa giáo, chứng minh cho sự hiện hữu của chúa
Tác phẩm lớn nhất của thomas aguino là tổng luận thần học viết bằng tiếng la tinh đã được tôn giáo việt dịch ra tiếng việt
Sau khi đã chứng minh thiên chúa giáo ông đã đưa ra thế giới được thiết lập dựa trên tính chất thần thánh trong đó hình thức sống tối cao là chúa tạo sức sống cho hình thức sống thấp hơn. Chúa là một thực thể chi phối giới , có quỳen quyết định con người sống hay chết đi. tạo nên thiện cảm con người trông cậy vào chúa ỷ lại vào chúa chi nên suốt 10 nghìn năm ko có sự phát triển của khoa học, ánh sáng vẫn là ánh sáng của nến rồi ko có máy móc hình ảnh quen thuộc cảu tây âu trung cổ là cối say nứoc cối say gió, lúc dó ko có thuốc mem, nên tây âu dịch bệnh cướp di rất nhiều sinh mệnh khoảng 20 triệu người đã chết, dịch sở bệnh đậu mùa ... vì người ta quen tin vào chúa có quyền đua con ngưòi đi nên ko đấu tranh chịu ảnh hưởng của tư tưởng thần học.
“Đêm trường trung cổ” ngiã đen là ko có ánh sáng, nghĩa bóng là ko có phát minh
đứng về góc độ nhân loại mà đánh giá thì thấy tư tưởng thần học kìm hãm sự pt của nhân lọai ko có một bước tiến bộ nào về khoa học tuy nhiên về góc đọ chính q nó khẳn định một trâtạ tự mới của hệ thống pháp luật mới của thiên chúa, chia làm một số định luật
-         thần luật đây chính là trí tuệ của chúa dùng để điều hành thế giới, còn gọi là luật vĩnh cửu
-         luật tự nhiên hay còn gọi là nhân luật tự nhiên dược coi là sự phản chiếu của luật cĩnh cửu bằng ý trí con người bao gồm mong muốn tự bảo vệ nòi giống, kế thừa nòi giống
-         nhân luật là pháp luật phong kiến hiện  hành
trong thiên chúa nó có mâu thuẫn như sau cặp vợ chồng sinh con đẻ cái màu da trắng ma ta nay da vạng, sự đa dạng muôn mầu muôn vể trên trái đất này.
Tư tưởng thiên chúa ảnh hướng rất lớn đến niềm tin của người phương tây
CHUƠNG II. THỜI KỲ TRIẾT HỌC PHỤC HƯNG HIỆN ĐẠI 
I. Khái quát chung
thời kỳ trung cổ tư tưởng thần học con ng bị kìm hãm ko phát triển được. Đến thế kỷ thứ 15 khi khai thác than đá người ta đã nhận thức lại thế giới, nhận thấy trái đất tròn ko vuông, chứng tỏ giáo điều của thiên chúa giáo lung lay sụp đổ quay trở về tư duy lý tính, từ bỏ tư tưởng thần học.
phục hưng khôi phục làm hưng thịnh lại những giá trị tinh thần những giá trị khoa học đã có từ thời cổ đại. từ chỗ tin vào chuá chuyển sang tin vào chính bản thân con ngưòi tin vào tư duy lý tính và trí tuệ của con người nhân loại bừng tỉnh
II. TRIẾT HỌC CỦA RENE DESCARTES
Là nhà triết học pháp nổi tiêng oẻ thế kỷ 16. người đại diện cho khuynh hướng quay trở về với lý tính của con người
mệnh đề: tôi tư duy về tôi tồn tại, khi tôi tư duy là có nghĩa là tôi đang hoài nghi về các sự vật hiện tượng, tôi có thể hoài nghi và đặt câu hỏi cho sự vật hiện tượng nhưng tôi ko hoài nghi cái mà tôi đang hoài nghi ấy, trong quá trình tôi tư duy như vậy tôi chứng minh đựoc tôi tồn tại trong bản thể. Nên nói rằng tôi tư duy về tôi tồn tại
cũng với tư duy lý tính ấy nhân loại tiến bộ ko ngừng từ thế kỷ 15 đây là luận điểm đầu tiên của ông đã kích đề cao tinh thần tích cực của con người coi con ng là trung tâm của các vấn đề triết học, việc đề các đề cao trí tuệ con ng tư duy lý tính thật sự là cuộc cách mạng thời đó.
Trong mệnh đề này theo ông ko nên đặt ra trí tuệ của con ngưòi bất cứ một giới hạn nào, tư duy của con ng trải qua một cấp độ khác nhau, khi chúng ta tư duy là tư duy về cái gì, tư duy về thế giới xung quanh, theo đeef các trong nhân thức của nhân loại nó có 3 nguồn gôc
-xuất phát từ thế giới bên ngoài giác quan của chúng ta, tri thức cảm tính, mang lại cho ý thức cuả chúng ta thông qua các cảm nhận của các giác quan
- đơn thuần do hoạt đọng đơn xơ từ lý tính của con người mà sinh ra nó ko phải là trực giác nữa, ở cấp đọ cao hơn, thông qua quá trình nghiên cúư lý thuyết, con ng có năng lực nhận biết lý tính thông qua suy tư nghiên cứu sự nhận biết của tư duy
 -nguồn gốc có sẵn mang tính bẩm sinh mang tính rõ ràng và chính xác được mọi ng thừa nhân ko phải chứng minh
Vd: ng ta nói g iữa hai điểm là một đường thẳng, điểm nối gữi hai điểm là đường ngắn nhấn, nó rõ ràng ko phải chứng minh nhưng phải thừa nhận là đúng
4 quy tắc nhận thức:
+ chỉ coi là chân lý đúng đắn những gì đã được cảm nhận rất rõ ràng và rành mạch ko gọi nên một chút nghi nghờ
+ chia sự vật phức tạp ra thành những bộ phận nhỏ hơn
+trong quá trình nhận thức thì chúng ta phải xuất phát từ những điều đơn giản sơ đẳng nhất đơn giản nhát đi đến những điều phức tạp
+chúng ta phải xem sét đầy đủ mọi dữ kiện ko đc bỏ sót một tư liệu nào trong quá trình nhận thức sự vật
Đây là 4 nguyên  tắc nhận thức trong triết học của đề các
CHƯƠNG IV TRIẾT HỌC KHAI SÁNG
1.     Khái Quat Chung
Nước pháp thế kỷ 18 là trung tâm khoa học và là vũ đài chính trị của khoa học thế giới, thế kỷ thứ 17 , 18 nước pháp có bước phát triển rất mạnh mẽ về khoa học xây dựng được những biểu tượng lý tính như chân tháp áp phen.....
 Cái áo của nước pháp phong kiến đã quá chật hẹp so với sự phát triển của tư bản chủ nghĩa ở trong lòng 
Trong thời kỳ này pháp xuất hiện những phái bách khoa toàn thư có Diderot, Holbach, Henvetiut,  cuốn tinh thần phápluật của ông  Montesquieu(1748), cuốn bàn về khế ước xh của Rousseau(1762)..... đây là 2 bộ là mở đường tư ởng đi trước mở đường nếu ko có nó xẽ ko có cách mạng dân chủ, đây là 2 tác phẩm quan trọng cho sự chuẩn bị tinh thần cho cách mạng dân chủ pháp lật đổ toàn bộ chế độ phong kiến. hết sức sâu rộng đối với xh phương tây thời cận đại
II TRẾT HỌC CHÍNH TRỊ CỦA ÔNG MONTESQUIESU(1689-1755)
1.Đây là nhà tưởng lớn của pháp thời kỳ khai sáng thơpì kỳ này có nhiều tác giả như Diderot, Holbach, Henvetiut,  Montesquieu.....
*3 tác phẩm lớn của ông
-những bức thư gửi về ba tư viết năm 1721  ca gợi nề văn hoá triết học chính trị chủa pháp
-nhận định  về những nguyên nhân thịnh suy của la mã viết năm 1734: nói về nguyên nhân tại sao la mã lại phát triển và tại sao lại suy vong
-tác phẩm quan trọng nhất “tinh thần pháp luật” viết năm 1748 viết 20 năm đây là đứa con tinh thần, nó ảnh hưởng lớn đến thiết chế chính trị pháp quyền của phưong tây thời hiện đại, trong một trường hợp của việt nam là tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền pháp và liên quan đến bản tuyên ngôn độc lập của vn. Tác phẩm xuất phát từ vấn đề  bảo vệ tự do chính trị của dân và tìm kiếm những cơ chế để đảm bảo tự do chính trị này, ông thấy rằng có rất nhiều những quan niệm khác nhau về tự do.
Ông đinh nghĩa là tự do là làm tất cả những gì mà đựoc luật pháp cho phép hay nói cách khác tự do là cái tự do nằm trong khuôn khổ của pháp luật. nếu như một công dân làm một việc gì đó bị luật pháp cấm thì chính anh ta cũng ko đựoc tự do khi làm việc đó cũng bởi vì chính những người khác họ cũng có thể xâm phạm vào tự do của anh, anh chính là nạn nhân của tự do đó.
Nghĩa là trong xh p tây tự do là tự do trọng  khuân khổ của pháp lụât triết học tự do nó gắn liền với định chế pháp quyền tinh thần tôn trọng pháp luật, phương tây rất tôn trong p l vì họ biết rõ rằng  chỉ có tôn trọng pháp luận mới phát huy được.
 tự do nhân quyền và dân Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền pháp, vấn đề của chính trị xh ở đây là làm thế nào để duy trì được chính trị ấy. ông phân tích rằng nếu quyền lợi tối cao chỉ có thể đảm bảo khi chia quỳen lợi của chúng để kiểm soát và kiềm chế lẫn nhau. Nguyên lý dùng quyền lực để kiềm chế quyền lực trở thành ngưên lý cơ bản trong triết học của ông
theo đó quyền lực nhà nước cần phải đc chia làm 3 bộ phận q lực độc lập với nhau kiểm soát lẫn nhau
-bộ phận luật pháp có chức năng ban hành pháp luật sửa đổi và thay thế hệ thống pháp luật
-bộ phận hành pháp giải quyết các vấn đề đối nội q xét sử truy cứu trách nhiệm va chạm sung đột với nhau theo quy đinh của pháp luạt sau này nó chính là q tư pháp.
-bộ phận hành pháp giải q các vấn đề đối ngoại quyền tổ chức thực hiện pháp luật của nhà nước quyền tuyên bố chiến tranh, an ninh quốc gia, sử lý các vấn đề chanh chấp quốc, sau này khi nó vượt ra ngoài khả năng của mình thì nó chỉ chỉ còn là quyền tổ chức hành  pháp mà pháp luật quy định .
 một là nứoc dân chủ phải thiết lập được 3 bộ phận này độc lập voí nhau ko phụ thuộc vào nhau thì mới có thể tạo đối trọng và kiềm chế và kiẻm soát  lẫn nhau
khái niệm nhà nước pháp quyền chủ nghĩa theo đây thì nó là sự tách rời nhau độc lập với nhau.
Ý nghĩa vai trò lịch sử của sự thiết lập thể chế chính trị của ông.
Ba bô phận này độc lập có cức năng riêng dối chọi nhau như vậy trong lý thuyết của ông ko có lý thuyết này.   ở phương tây có hình thức Toà án hiến pháp, có sự giải tán quốc hội, bầu quốc hội mới, cơ chế miễn nhiệm anh ko làm đựoc việc thì nó miễm nhiệm luôn, ta thì ko có cơ chế này, triết học của ông cũng ko đưa ra đựoc giải pháp về lý thuyết để giải quyết trạng thái này. Tuy nhiên vẫn phải nhận thức triét học chính trị có đóng góp rất lớn vào sự phát triển tư duy của nhân loại
Ý nghĩa và vai trò lịch sử
  3 bộ phận này Là tiền đề cơ bản cho tổ chức quyền lực nhà nứoc một cách có hiệu quả, nó ngăn chặn sự lạm dụng quền lực rất dễ phat sinh trong lòng xh và sự thống trị.
nó củng cố bộ máy nhà nước của giai cáp tư sản giàn sếp những mâu thuẫm phát sinh trong lòng xh, nó thúc đẩy gián tiếp tác động tới quá trình chuyển hình thái kinh tế xh từ phong kiến lên tư bản chủ nghĩa
III
Tác phẩm lớn nhất của R bàn về khế ước xh, Ông bắt đầu bằng tác phâm này rất hay là nguyên tắc của chế đô chính tri
mục đích: tôi muốn tìm xem trong trật tự dân sự có hay ko một số quy tắc cai trị chính đáng vững chắc biết đối đãi với con người như con ng, và có hay ko luật pháp đúng với ý nghĩa chân thực của nó, với tác phảm  này ông mong muốn gắn liền luật pháp cho phép làm với cái mà luật pháp thúc đẩy phải làm, thiết lập giữa cầu nối giữa công lý và lợi ích khiến cho công lý và lợi ích ko tách rời nhau.
Káht vọng vươn tới tự do đây là truyền thống của triết học phá, ông đi tìm ột thiét chế xh nào đó để đảm bảo cho tự do của con ng
Ông phân tích con ng có tự do nhưng trong đs xh thì tự do đó sẽ dần bị mất đi vì ng mạnh cướp bóc của kẻ yếu dẫn đến con ng ko thể tồn tại trong trạng thái mà ko có khế  ước xh.
khế ước xh: khái niệm trung tâm của ông từ chỗ phân tích trạng thái tự nhiên của con ng ông thấy rằng mỗi ng cần phải từ bỏ một số quyền riêng của mình trao NO CHO XH Và  việc đó có giá trị  như một bản hợp đồng của xh, đó gọi là khế ước xh
thực chất của khế ướs xh là mỗi ng chúng ta đặt mình vào quyền lực của mình dưới sự điều khiển tối cao của ý trí chung và chúng ta tiếp nhận mọi thành viên nhưng ko tách rời đoàn thể
nhiệm vụ của triết học khai sáng pháp là làm thức tỉnh khát vọng tự do
lô gíc của vấn đề là ông muốn trong đó có quy định  những cái quyền của cá nhân thì trao cho xh và trở thành con người dân sự trong xh , xh có quyền sử dụng quyền đó, đưa xh vào trạng thái quản lý xh mà trưíưc đây là thống trị xh,  con ngưòi chuyển sang trạng thái dân dân
quản lý là tự nguyện
thống trị theo ông r là bao giới cũng có những ng đi cai trị và những ng đi hầu hạ ng khác, chủ nô và nô lệ, ngưwif thóng ko có cái lợi ích chung, phúc lưọi cung của cxh mà chỉ có quyền lợi riêng tư mà thôi
con ng phải kết hợp với nhau thành lực lwongj chung đièu khển đướ động cơ chung khiến cho mọi ng đều bình đẳng và hài hào con ng phải tìm ra được hình t hức liên kết với nhau để bảo vệ nhau mỗi thành viên trong khi ép mình vào tập thể, sử dụng sức mạnh của tậop thể thì vẫn đwocj đảm bảo được tự dô của mình . đó l; à điều cơ bản của khế ước xh
như vậy các đièu  khảon của kh ư xh có thể quy vào điểmt duy nhất là mỗi thành viên từ bỏ qq riêng của m đẻ gộp vào q chung ai ai cũng làm như vậy và kô loại trừ một ng nào, chính vì thế ai ai cũng ko bị thiệt thòi khi tham gia kh ư xh
 như vậy có thể quy vào công thưc: mỗi ng có thể đặt vào quyền lọi cuả MÌNH  dưói sự điều khiển tối cao của ý trí chung và chúng ta tiếp nhận mỗi thành viên như một bộ phận ko thể tách rời khỏi đoàn thể
 và ông phân tích thêm với kh ư xh, con ng mất đi cái tự do tự nhiên và quyền nhỏ nhoi đựoc làm những điều muốn làm và chỉ làm đựoc với sức lực hạn chế của mình nhưng mặt khác con ngưòi thu lại q tự do dân sự và q sở hữu những cái gì mà anh ta có đựoc trong trạng thái dân sự con ng còn có q tự do tinh thần khiến anh ta trở thành ng chủ thật sự của chính mình vì răng làn theo kích thích của dục vọng là nô lệ nhưng tuân theo quy tắc tự mình đặt ra hoàn toàn tự do
trích đoạn
ông phân tích tại sao ng ta lại đánh mất tự do,  ông phân tích phần lớn những ng nô lệ xuất hiện từ chiến tranh, kẻ thắng trận có q giết chết người thua trận và ng thua trận có quyền bán quỳen tự do của mình để rành quyền sóng. mục 6 quyển 1 càn phải tìm mục ông viếtt thực chất của công ư xh......ko tách rời doàn thể xh đoạn cuối q 1. quyển thứ 3 trong phần 1 chính phủ nói chung thiết lập nên một cơ chế điều hành đây chính là chính phủ, chính phủ là cơ quan,
bản chất của chính phủ, tại sao phải thiết lập chính phủ,
người ta sinh ra tự do nhưng ng ta sống trong .........
bản chất của chính phủ trong
kahí niẹm khế ước xh
lôgíc học, triết học tự do, xuất phát điểm, phần triết học chính trị
 
 
 
 
chuathien

Các tin bài, hình ảnh, thư từ muốn đăng lên Website: chuathien.vn xin gửi vào địa chỉ: chuathien2014.@gmail.com
Ý kiến của bạn 0
Hãy sử dụng tiếng Việt có dấu khi viết bài và điền đầy đủ thông tin. Bình luận của bạn sẽ được phản hồi trong thời gian sớm nhất

Thăm dò ý kiến

Lĩnh vực quan tâm chính là gì?
Số lượngTỷ lệ
403( 8 %)
59( 1 %)
24( 0 %)
34( 1 %)
4310( 89 %)
Số người tham gia bình chọn: 4830
Lần bình chọn đầu tiên: Thứ 5 , 18/04/2013 17:12
Lần bình chọn sau cùng: Chu Nhat , 30/03/2025 06:49

Thông báo

Đồng chí Nguyễn Xuân Minh-Phó Bí thư HU, Chủ tịch UBND Huyện thăm và chúc mừng Đại đức Thích Chánh Thuần

Chiều 31/5 Đồng chí Nguyễn Xuân Minh-Phó Bí thư H.U, Chủ tịch UBND Huyện  thăm và chúc mừng Đại đức...
Chi tiết »

CHÙA PHÚC LÂM: THÔNG BÁO ĐĂNG KÍ THAM DỰ KHÓA TU MÙA HÈ NĂM 2023

Quý Phụ huynh có con em trong độ tuổi 13-22 có thể tải đơn đăng kí tham dự khóa tu mùa hè năm 2023...
Chi tiết »

Lễ động thổ khởi công xây dựng đền Trần tại chùa Phúc Lâm - Thường Tín - Hà Nội

LỄ KHỞI CÔNG ĐÀO MÓNG ĐỀN TRẦN TẠI CHÙA PHÚC LÂM THÔN CAO XÁ, DŨNG TIẾN, THƯỜNG TÍN,...
Chi tiết »

NGHI LỄ TRUYỀN THỤ DẢI MẠN Y CỦA ĐẠO TRÀNG CẤP CÔ ĐỘC CHO CÁC PHẬT TỬ TRONG ĐẠO TRÀNG TẠI CHÙA PHÚC LÂM

Sáng ngày 16/4/2023 (26 tháng 2 nhuận năm Quý Mão) tại chùa Phúc Lâm, thôn Cao Xá,...
Chi tiết »

Video

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Lễ Phật đản năm 2023

Sáng 2/6, tức ngày 15/4 âm lịch, tại chùa Quán Sứ, Hà Nội, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính...
Chi tiết »

BTS PHẬT GIÁO HUYỆN THƯỜNG TÍN KÍNH MỪNG PHẬT ĐẢN PL.2567

Sáng ngày 25 tháng 5 năm 2023 nhằm ngày 7/4 năm Quý Mão.Ban trị sư GHPGVN huyện Thường Tín đã...
Chi tiết »

Chùa treo 1.500 tuổi ở Trung Quốc

Chùa treo hay tu viện Huyền Không được xây dựng trên vách núi Hằng Sơn, huyện Hồn Nguyên, tỉnh Sơn...
Chi tiết »

Đại đức Thích Chánh Thuần - Làm sao để đón tết an lành

Tết cổ truyền Quý Mão đã về trên khắp mọi miền tổ quốc, không khí đón xuân rạo rức muôn...
Chi tiết »

Video: Lễ đúc chuông đại hồng chung chùa Phúc Lâm

Sáng ngày 19/3/2017, chùa Phúc Lâm thôn Cao Xá, xã Dũng Tiến, huyện Thường Tín,...
Chi tiết »

Tin tức mới

Khóa tu mùa hè - Hành trang tuổi trẻ

Những năm trở lại đây, đến chùa tu học dịp hè đã trở thành xu hướng, là lựa chọn tin cậy của những bậc phụ...
Chi tiết »

Lòng tham không hoàn toàn là xấu

Tài , Sắc , Danh , Thực, Thuỵ  những ham muốn phổ biến của mỗi con người, nó cũng chính là đối tượng của lòng...
Chi tiết »

ĐỊA CHÍ HUYỆN THƯỜNG TÍN

Xin giới thiệu ĐỊA CHÍ HUYỆN THƯỜNG TÍN  Do Sở Văn hoá Thể thao và Thư viên TP Hà Nội ấn hành năm...
Chi tiết »

Văn Từ Thượng Phúc - nơi tôn vinh các bậc hiền tài, khoa bảng

Những ngày này, nhiều học sinh trên địa bàn huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội và các...
Chi tiết »

Thăm dò ý kiến

Lĩnh vực quan tâm chính là gì?




Thống kê truy cập

00000004

Hôm nay: 408

Hôm qua: 149

Tháng này: 557

Tháng trước: 7761

Tất cả: 4688816


Đang online: 44
IP: 18.191.91.228
Mozilla 0.0